Có những phương pháp điều trị tăng sắc tố da nào?

Điều trị tăng sắc tố da thế nào?

Cẩm nang chăm sóc da: 3 loại tăng sắc tố da thường gặp

Xóa mờ đốm nâu và nám da: 7 bước đơn giản, khoa học

Mới 20 tuổi đã bị nám da, sạm da: Cách chữa thế nào?

Bí quyết chăm sóc da hoàn hảo từ trà hoa cúc

Có 3 loại tăng sắc tố da (Hyperpigmentation) chủ yếu là sạm da do ánh nắng mặt trời, tăng sắc tố sau viêm hoặc PIH và nám da.

Bạn có thể tự điều trị tăng sắc tố da, nám da, sạm da... ở nhà bằng cách sử dụng các sản phẩm không cần kê toa (OTC) hoặc bằng cách đi khám da liễu để được điều trị chuyên sâu hơn.

Có rất nhiều phương pháp điều trị tăng sắc tố tại chỗ và các sản phẩm chăm sóc da có sẵn với một số thành phần hóa học hoạt động giúp làm sáng da. Một số thành phần được tìm thấy trong các loại kem dưỡng, serum/huyết thanh, lotion phục vụ điều trị tăng sắc tố bao gồm:

- Hydroquinone (nồng độ khoảng 2) có thể giúp giảm các đốm đen và cải thiện sự thay đổi màu sắc của da, đồng thời ngăn ngừa chúng phát triển trong tương lai. Các loại kem có chứa hydroquinone cũng làm cho da mềm mại và mượt mà hơn. Tuy nhiên, không nên sử dụng chúng khi đang mang thai.

- Acid salicylic hoặc glycolic, được sử dụng trong công nghệ Chemical Peels.

- Retinol, còn được gọi là Retin-A, thường được sử dụng trong chiết xuất hoặc dạng huyết thanh và được coi là một trong những phương pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng”.

Các phương pháp điều trị tăng sắc tố da khác có thể được thực hiện bởi bác sỹ da liễu bao gồm:

- Microdermabrasion (siêu mài mòn, mài da vi điểm, mài da siêu dẫn): Loại bỏ lớp da trên cùng và cũng có thể được sử dụng kết hợp với các mũi tiêm giúp làm sáng các đốm đen.

- Chemical Peels (thay da sinh học): Sử dụng các thành phần như acid alicylic, acid glycolic và TCA giúp loại bỏ các sắc tố đậm bên dưới bề mặt da, kích thích tăng sinh collagen và elastin).

- Điều trị tăng sắc tố da bằng laser: Nhắm vào các mạch máu bên dưới da để loại bỏ sự đổi màu da. Chúng có thể điều trị bằng ánh sáng đỏ hoặc xanh.

- Điều trị bằng xung ánh sáng (IPL): Thường bị nhầm lẫn vẫn laser, IPL sử dụng ánh sáng đa sắc, năng lượng cao, phát ra dưới dạng xung. IPL có thể điều trị một số vấn đề về da mà không làm tổn thương da và mạch máu vùng đó.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu