Thắc mắc thường gặp về điều trị bằng kháng sinh

Kháng sinh thường bị lạm dụng trong điều trị nhiều loại bệnh

Gia tăng tử vong do kháng thuốc kháng sinh

Tình trạng kháng kháng sinh: Báo động thiếu nhận thức cộng đồng

WHO: Hầu hết các nước không có giải pháp cho vấn đề kháng kháng sinh

WHO cảnh báo kháng kháng sinh đe dọa toàn cầu

Hỏi: Tôi thường ra tiệm thuốc gần nhà mua kháng sinh cho con trai dùng mỗi khi cháu bị ho. Xin hỏi bác sỹ, cho trẻ uống kháng sinh có nhất thiết phải qua thăm khác bác sỹ hay không? (Ngọc Lan, TPHCM)

Nguyên tắc quan trọng nhất khi uống kháng sinh là phải qua thăm khám và đánh giá đầy đủ của bác sỹ, khi đó người bệnh mới được chỉ định dùng kháng sinh hay không, uống như thế nào, liều lượng ra sao.

Tuy nhiên, tình trạng tự ý kê đơn và mua thuốc kháng sinh về dùng hiện khá phổ biến, xuất phát từ tâm lý ngại đưa con đi khám bệnh, chưa hiểu biết đúng về bệnh, nóng ruột muốn con mau khỏi bệnh và nghĩ rằng kháng sinh sẽ giúp trẻ mau khỏe hơn… Từ đó dẫn đến việc không tránh khỏi là uống sai kháng sinh, bệnh không khỏi mà còn dễ bị biến chứng nặng hơn.

Hỏi: Loại thuốc kháng sinh trị cảm cúm tôi hay tự mua để dùng không còn hiệu quả như trước. Xin hỏi bác sỹ có phải tôi đã bị “lờn thuốc” hay không? (Minh Hà, Bình Dương)

Tự ý uống kháng sinh không có chỉ định của bác sỹ là trường hợp lạm dụng kháng sinh khá phổ biến, sẽ đưa đến:

- Có thể có tác dụng phụ như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,… dị ứng, thậm chí độc tính trên gan, thận, xương khớp, máu…

- Đề kháng kháng sinh hay còn gọi nôm na là “lờn thuốc.” Hậu quả là tăng chi phí điều trị, phải đổi nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau và dễ dẫn theo kháng thuốc chéo, tăng thể bệnh nặng, biến chứng, thậm chí tử vong liên quan đến vi khuẩn kháng thuốc. Thậm chí, nhiều người bi quan về một viễn cảnh u tối khi vi khuẩn ngày càng nguy hiểm, kháng thuốc nhưng không còn thuốc trị.

Cần có chỉ định của bác sỹ khi sử dụng kháng sinh

Như đã nói, sử dụng kháng sinh nào trong thời gian bao lâu cần sự chỉ định của bác sỹ. Chị nên đi khám bệnh để được kê toa, không được tự ý mua thuốc và uống như thế.

Hỏi: Để sử dụng kháng sinh hiệu quả cần lưu ý điều gì? (Vân Anh, Cần Thơ)

Tuân thủ điều trị là chìa khóa quyết định thành công của điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, trên thực tế trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, nghiên cứu cho thấy 30%-60% người bệnh không tuân thủ điều trị đúng, nhất là khi thời gian điều trị trên 7 ngày.

Do đó, người bệnh cần lưu ý không phạm phải các trường hợp lạm dụng kháng sinh phổ biến sau:

- Sử dụng thuốc không đúng liều lượng, số lần dùng trong ngày.

- Khi chỉ mới bớt bệnh, chưa khỏi bệnh hẳn đã tự ý ngưng kháng sinh sớm hơn thời gian chỉ định của bác sỹ.

- Khi bệnh chưa cải thiện lại tự ý kéo dài thời gian dùng thuốc, thay vì đi tái khám để bác sỹ đánh giá khả năng đáp ứng của thuốc để xem xét phương án đổi thuốc hay tiếp tục sử dụng.

- Dùng lại kháng sinh thừa từ đợt uống trước.

- Chỉ dẫn người khác uống kháng sinh khi thấy triệu chứng tương tự như mình.

Hoặc có thể điều trị kháng sinh ngắn ngày (3-5 ngày) để tuân thủ điều trị tốt hơn,

Cần lưu ý là không phải bệnh nào, người bệnh nào, kháng sinh nào cũng có thể áp dụng biện pháp điều trị kháng sinh ngắn ngày. Mặc dù kháng sinh điều trị ngắn ngày có nhiều ưu điểm như giúp người bệnh tuân thủ liệu trình điều trị tốt hơn, giảm được các tác dụng phụ và nguy cơ kháng kháng sinh nhưng chỉ qua thăm khám và đánh giá đầy đủ, bác sỹ của bạn mới quyết định có được dùng hay không.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị