Có nên ngừng sử dụng thuốc nhiễm trùng đường tiểu khi bệnh đỡ hơn?

Người bệnh nên uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ

5 triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới

Nhiễm trùng tiết niệu tái đi tái lại, phòng ngừa thế nào?

Hơn nửa phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu

5 sai lầm nên tránh khi bị nhiễm trùng đường tiểu

Tiến sỹ Hemendra Sharh – Chuyên gia tiết niệu của bệnh viện Raheja Fortis (Mahim, Ấn Độ), trả lời:

Chào bạn!

Nhiễm trùng đường tiểu hay nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh nhiễm trùng phá phổ biến trên thế giới. Nhiễm trùng đường tiểu thường gặp ở nữ giới hơn nam giới, nguyên nhân là do cấu tạo niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn nam giới nên vi khuẩn chỉ phải di chuyển với khoảng cách ngắn hơn tới bàng quang, dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Hầu hết vi khuẩn sẽ được đào thải theo đường nước tiểu, nhưng nếu vi khuẩn lưu lại trong ống tiết niệu, bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. 

Nam giới thường ít bị nhiễm trùng đường tiểu hơn nhưng nguy cơ này sẽ gia tăng khi bạn bị suy giảm miễn dịch hoặc khi tuổi cao. Ngoài ra, nếu bạn đã từng thực hiện thủ thuật thông tiểu thì bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn sẽ được bác sỹ chỉ định dùng kháng sinh. Bác sỹ sẽ kê toa các loại thuốc kháng sinh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng

Thông thường, các triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu sẽ hết trong một vài ngày điều trị. Nhưng bạn sẽ phải dùng kháng sinh trong 1 tuần hoặc hơn. Hãy dùng đủ liều kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sỹ để đảm bảo rằng nhiễm khuẩn được loại trừ hoàn toàn. Nếu uống thuốc kháng sinh không đủ liều bạn có thể bị kháng thuốc kháng sinh. Trong những lần sau bạn bị nhiễm trùng đường tiểu tái phát thì cần phải dùng các loại kháng sinh khác hoặc dùng kháng sinh cũ nhưng với liều nặng hơn để điều trị bệnh.

Ngoài thuốc kháng sinh, bác sỹ cũng có kê thuốc giảm đau để giảm các triệu chứng đau, sốt ở người cao tuổi. Sau mỗi đợt điều trị, người bệnh sẽ được yêu cầu tái xét nghiệm mẫu nước tiểu để đánh giá hiệu quả của điều trị.

Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh dễ tái phát nên khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh bạn nên thăm khám bác sỹ ngay. Bạn không được tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc theo đơn cũ của bác sỹ. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, bác sỹ bắt buộc phải xét nghiệm nước tiểu để xác định vi khuẩn gây bệnh và lựa chọn loại kháng sinh hợp lý.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị