Có được dùng aspirin và ibuprofen để giảm đau, hạ sốt khi bị sốt xuất huyết không?

Khi bị sốt xuất huyết tuyệt đối không được sử dụng các thuốc hạ sốt chứa aspirin

6 thảo dược tự nhiên là cứu tinh cho người bị sốt xuất huyết

Đô thị hóa nhanh là nguyên nhân bùng phát sốt xuất huyết?

10 điều nên biết về bệnh sốt xuất huyết

4 cách đơn giản phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả

Phó Giáo sư, Bác sỹ Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM , trả lời: 

Chào bạn!
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao đột ngột, nhiệt độ có thể là 39 - 40 độ C. Sốt cao thường đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, đau cơ... Khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết, để giảm đau, hạ sốt bác sỹ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng paracetamol. Tuy nhiên, do sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra nên thân nhiệt của bệnh nhân luôn ở mức cao. Khi uống thuốc hạ sốt, thân nhiệt chỉ hạ được trong thời gian ngắn rồi tăng trở lại. Trong trường hợp này, bệnh nhân không được tự ý tăng liều hoặc đổi thuốc hạ sốt khác. 
Aspirin cũng là loại thuốc hạ sốt, giảm đau tốt, nhưng bệnh nhân không nên dùng khi bị sốt xuất huyết vì nó có thể gây nên hiện tượng chảy máu trong cơ thể.

Chính vì tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu nên thuốc không được dùng cho người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như sốt xuất huyết. Nếu dùng aspirin sẽ làm cho nguy cơ chảy máu tăng lên, làm cho việc xuất huyết không cầm được, sự rối loạn đông máu càng trầm trọng hơn,  có thể xuất huyết dạ dày, nội tạng, nguy hiểm đến tính mạng.

Không chỉ gây nguy hiểm cho bệnh mà người bệnh còn có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc, ví dụ như buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột... Đối với trẻ em, khi dùng thuốc này còn gây hội chứng Reye ở trẻ. Hội chứng Reye là một bệnh có liên quan trực tiếp đến não và gan... sẽ gây ra hiện tượng phù não, thoái hóa tế bào thần kinh não, suy gan... Bệnh bắt đầu với triệu chứng thở nhanh và lượng đường trong máu thấp, nôn mửa, thậm chí co giật hoặc hôn mê. Hội chứng Reye thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng có thể gặp ở trẻ lớn hơn. Hiện vẫn chưa có cách điều trị, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng vài ngày hoặc trở thành tàn phế suốt đời.

Ngoài aspirin thì tất cả các kháng viêm không steroid đều có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu (tuy mức độ không mạnh như aspirin) nhưng cũng không có lợi trong bệnh sốt xuất huyết. Do vậy không dùng chúng trong điều trị sốt xuất huyết. Một số loại thuốc kháng viêm steroid thường được dùng để chữa cảm cúm, giảm đau là: Ibuprofen, diclofenac... 

Trong trường hợp của con bạn, để hạ sốt hiệu quả, bạn có thể kết hợp dùng thuốc hạ sốt paracetamol với một số biện pháp vật lý khác như chườm mát, dùng khăn mát lau ở nách, háng...  Nên khuyến khích trẻ ăn, uống nhiều nước (nước sôi để nguội, cam, chanh, dừa…). Không nên cho trẻ ăn, uống những thức ăn có màu sẫm vì khó phân biệt với màu máu khi trẻ nôn hoặc đi ngoài.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị