Có nên cho trẻ ăn khoai lang thường xuyên để trị táo bón?

Táo bón khiến trẻ khó chịu, biếng ăn...

Giải pháp chống táo bón ở trẻ em trong độ tuổi đến trường

Mẹ nên ăn gì để trẻ sơ sinh không bị táo bón?

Những “thủ phạm” quen mặt dễ gây táo bón ở trẻ em

Những loại thực phẩm giúp trẻ tránh xa táo bón trong mùa Xuân

Khoai lang là loại thực phẩm chứa nhiều beta-carotene, giúp chống lại vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

Không chỉ vậy, khoai lang cũng có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ nhờ hàm lượng vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.

Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng miễn dịch ở trẻ em

Bạn nên cho trẻ ăn khoai lang và rau khoai lang luộc, hay đổi mới bằng cách nấu chè khoai lang tươi/khô với vừng và hoa quế. Bạn cũng có thể làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, cho trẻ uống mỗi sáng với nước đường...

Để giúp trẻ tránh xa táo bón, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm cốm TPCN chứa ImmuneGamma (chất trợ sinh miễn dịch giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo “hàng rào” tiêu diệt và chống lại vi khuẩn gây bệnh), phối hợp với các thành phần như cao dền gai, cao huyền sâm, cao đơn kim… Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị tận gốc chứng táo bón ở trẻ em, ổn định tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho trẻ

Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ ăn khoảng 100gr khoai/ngày. Không nên ăn rau khoai quá nhiều vì chúng chứa nhiều calci, có thể gây sỏi thận. Trong khoai lang cũng có chứa chất đường, nếu ăn nhiều khi đói có thể làm tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.

Theo bác sỹ Hoàng Thanh Thủy, khoa Dinh dưỡng bệnh viên Nhi Đồng I, TP. Hồ Chí Minh, trẻ gọi là bị táo bón khi đi ngoài ít hơn 2-3 lần một tuần, tình trạng phân nhỏ, cứng và phải rặn nhiều. Để bé đi tiêu dễ dàng, cần chú ý trong khẩu phần ăn có rau xanh, trái cây, pha sữa đủ lượng nước như hướng dẫn. Ngoài ra, lương thực chính của người Việt là gạo. Các loại đậu, khoai lang chỉ là nông sản phụ vì thành phần dinh dưỡng không thể bằng gạo.

Do vậy, mẹ nên cho trẻ ăn cơm, bột gạo hay bột ngũ cốc tương đương thay vì ăn khoai lang thường xuyên.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)




Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ