Bỏ ăn sáng 8 năm, người phụ nữ có hơn 200 viên sỏi mật trong bụng

Hơn 200 viên sỏi được phát hiện trong cơ thể người phụ nữ

Người bệnh sỏi mật có thể ăn những thực phẩm nào?

Làm sao phòng ngừa sỏi mật cho trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh?

6 thay đổi dinh dưỡng đơn giản cho người bệnh túi mật

7 dấu hiệu cảnh báo bạn bị sỏi mật

Bệnh nhân là bà Chen, 45 tuổi, sống bằng nghề lấy nhựa thông tại Hạ Châu, Trung Quốc. Bà cho biết mình đã bị đau bụng từ hơn 10 năm trước. Khi đi khám sức khỏe, các bác sỹ đã khuyên bà nên thực hiện phẫu thuật, nhưng bà đã từ chối vì sợ.

Ngày 15/7/2017 bà được đưa vào Bệnh viện Guangji ở Hạ Châu, Trung Quốc trong tình trạng cảm thấy đau bụng “quằn quại” và không thể chịu đựng nổi. Các bác sỹ đã xác định có sỏi trong mật và cần thực hiện phẫu thuật ngay.

Cuộc phẫu thuật kéo dài 6 tiếng, các bác sỹ cho biết, họ đã thực sự bất ngờ khi tìm thấy tới hơn 200 viên sỏi nằm trong mật và gan của bệnh nhân, thậm chí có những viên sỏi còn có kích thước lớn như một quả trứng.

Bác sỹ phẫu thuật đã lấy hơn 200 viên sỏi ra khỏi người bệnh nhân sau 6 tiếng phẫu thuật

BS. Xu Xuwei, người thực hiện ca phẫu thuật cho biết, người phụ nữ này thường có thói quen bỏ bữa sáng, ăn các thức ăn dư thừa và ăn các bữa ăn một cách bất thường trong ngày. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến sỏi mật hình thành, phát triển.

Ông cho biết thêm, bỏ ăn sáng là thói quen thường gặp ở những người bị sỏi mật, khi một người không ăn sáng, túi mật của họ sẽ ngừng co giãn, do đó gây tích tụ dịch mật trong túi mật và khiến sỏi hình thành.

Theo NHS - Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, sỏi mật thường được hình thành trong túi mật do sự tích tụ của các cholesterol. Những người thừa cân, béo phì và trên 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ sẽ có nguy cơ cao bị sỏi mật. Ngoài ra, ăn kiêng và giảm cân cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

TS. George Webster - Phó Chủ tịch Hiệp hội Tiêu hóa Anh cho biết, sỏi mật hình thành trong túi mật hoặc trong gan là một vấn đề phổ biến trên toàn thế giới và thường có nguyên nhân không rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng này thường tập trung ở Trung Quốc và các nước Đông Á hơn phương Tây. Điều này cũng có thể liên quan tới tới tỷ lệ nhiễm trùng đường mật cao hơn ở các quốc gia khu vực này.

Quang Tuấn H+ (Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa