Khám và phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bác sỹ BV Bạch Mai thăm khám cho bệnh nhân COPD, hen phế quản

5 hiểu lầm thường gặp về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

5 điều bạn cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bị phổi tắc nghẽn mạn tính nên làm gì để quản lý bệnh?

Người nghiện thuốc lá cần ăn bao nhiêu rau củ quả mỗi ngày?

Hoạt động thăm khám sẽ được bắt đầu từ 7 giờ đến 16 giờ 30 tại Hội trường lớn, tầng 2, nhà P (Tòa nhà Việt Nhật), Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội) theo các khung giờ: 

 Sáng:
  • Ca 1: 7h00 – 8h30
  • Ca 2: 8h30 – 10h00
  • Ca 3: 10h00 – 11h30
 Chiều:
  • Ca 4: 13h30 – 15h00
  • Ca 5: 15h00 – 16h30

Đối tượng được thăm khám là những người trên 40 tuổi và có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ như:

Hút thuốc lá, thuốc lào trên 10 năm;

- Trực tiếp đun bếp than, củi, rơm, rạ trên 30 năm;

- Tiếp xúc khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp;

- Khó thở nặng dần theo thời gian;

- Ho liên tục nhiều tháng, nhiều năm;

- Bản thân hoặc gia đình có người bị bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…

Khi đến khám người dân sẽ được các bác sỹ của Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai khám nội khoa, đo lưu lượng đỉnh kế, đo chức năng hô hấp, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng mới được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đưa vào chương trình quản lý ngoại trú.

Các cá nhân quan tâm đăng ký khám với Văn phòng dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo số điện thoại (024) 3.629.1207 hoặc qua email: [email protected].

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là hai bệnh lý hô hấp thường gặp nhất. Trên thế giới có khoảng 600 triệu bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Ở Việt Nam tỷ lệ mắc hai bệnh này vào khoảng 6–10%, ước tính khoảng 6–8 triệu người.
Nguyên Hương H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn