Loãng xương do đâu?

Loãng xương làm tăng nguy cơ lún đốt sống, gù còng, nứt hoặc gãy cổ xương đùi, xương cẳng tay, cổ tay

Có cách nào phòng tránh loãng xương đơn giản và an toàn không?

Vì sao phụ nữ mãn kinh thường hay bị loãng xương?

Cách thức mới điều trị loãng xương

Khi bị loãng xương, các bè xương teo, mỏng và thưa, phần vỏ xương mỏng, tạo cốt bào thưa thớt, không thấy các đường diềm dạng xương, tủy xương ít và thay đổi bằng tổ chức mỡ.

Theo các chuyên gia cơ xương khớp, loãng xương thường xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh, do sự suy giảm hormone sinh dục lứa tuổi này. Ngoài ra, chế độ ăn không cung cấp đủ calci hoặc cơ thể không hấp thu được calci; Ăn uống kiêng khem kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn, kém chất lượng, uống rượu nhiều... mà một số bệnh lý như Bệnh tuyến thượng thận, cường giáp trạng, suy thận mạn... cũng như việc lạm dụng thuốc có steroid đang được coi là nguyên nhân chính gây bệnh.

Hãy cùng phân tích các nguyên nhân này để hiểu rõ hơn về cơ chế sinh loãng xương:

Do suy giảm hormone sinh dục (thiếu estrogen): Khi thiếu estrogen ảnh hưởng đến chuyển hóa calci và xương: Giảm hoạt tính của tế bào tạo xương; Giảm hấp thu ion calci ở ruột; Giảm ứ đọng calci ở xương; Giảm phát triển sụn liên hợp và cốt hóa các sụn ở đầu xương dài. 
Do chế độ ăn không cung cấp đủ calci: Trong cơ thể, 99% calci tập trung ở xương, chỉ có 1% ở trong máu và các tổ chức. Cơ thể luôn giám sát mức calci huyết một cách chặt chẽ. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ calci, mức calci huyết hạ thấp, cơ thể sẽ điều hòa các hormone để huy động calci từ xương, máu nhằm đảm bảo calci ở mức ổn định bình thường. Như vậy, bộ xương hoạt động như một kho dự trữ calci và có thể huy động khi cần thiết. Nếu quá trình huy động diễn ra liên tục sẽ dẫn đến loãng xương.
Bệnh của tuyến thượng thận: Gây rối loạn chuyển hóa các ion Na+, Ka+, Ca++ dẫn đến tăng bài tiết calci nên dẫn đến loãng xương.
Bệnh của tuyến giáp: Các hormone T3, T4 cần cho sự hoạt động và phát triển bình thường của cơ quan sinh dục. Do vậy, khi mắc bệnh tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục dẫn đến giảm bài tiết hormone và gây loãng xương.
Bệnh của tuyến cận giáp (cường cận giáp): Tuyến cận giáp đóng vai trò chủ yếu trong điều hòa nồng độ ion calci và phosphor. Khi bị bệnh làm tăng số lượng và hoạt tính các tế bào hủy xương và làm giảm số lượng và hoạt tính các tế bào tạo xương. Như vậy sẽ làm tăng quá trình hủy xương, dẫn đến loãng xương, rỗ xương, biến dạng xương và gãy xương.
Loãng xương do dùng các thuốc Glucocorticoid (cortisol) kéo dài: Do có tác dụng chống viêm mạnh nên glucocorticoid được sử dụng nhiều trong lâm sàng. Tuy nhiên, nếu sử dụng glucocorticoid không hợp lý, lạm dụng và kéo dài sẽ dẫn đến loãng xương.

Sau một thời gian, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng của loãng xương rõ rệt. Đó là: Đau xương, đau do kích thích rễ thần kinh… có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương nhẹ (ngã ngồi, va chạm nhẹ, đi ôtô xóc...) và có thể xuất hiện đau từ từ tăng lên.

Đau cột sống thắt lưng là những triệu chứng rõ nét của loãng xương

Đau xương: Thường đau ở vùng xương chịu tải của cơ thể (cột sống, thắt lưng, chậu hông), đau nhiều nếu là sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau tăng khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu, giảm đau khi nằm nghỉ.
Hội chứng kích thích rễ thần kinh: Đau có thể kèm với dấu hiệu chèn ép, kích thích rễ thần kinh như đau dọc theo các dây thàn kinh liên sườn, dọc theo dây thần kinh đùi, đua tăng khi ho, hắt hơi, nín thở.
Lún, nứt hoặc gãy xương: Lún đốt sống, gù còng, nứt hoặc gãy cổ xương đùi, xương cẳng tay, cổ tay xảy ra sau một va chạm hay chấn động mạnh.
Nếu thấy có triệu chứng này, người bệnh nên đi khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu của bệnh.
Để ngăn ngừa tình trạng loãng xương, bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng bổ sung đủ calci cho cơ thể, tập luyện đúng, chị em nên sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung calci cho cơ thể để ngăn ngừa lún, nứt xương, gãy xương xảy ra.

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp