Người già học như con trẻ để chống lão hóa nhận thức

Ngăn chặn lão hóa nhận thức ở người cao tuổi thế nào?

Bộ não trẻ trung hơn nhờ resveratrol có trong rượu vang đỏ

Thói quen không ngờ khiến não bị hủy hoại, lão hóa

Đột phá: Phát hiện hợp chất “cải lão hoàn đồng”

Tập thể dục cường độ cao - “công tắc” đảo ngược lão hóa ở người già

Trên đây là điều mà ai cũng nghĩ tới về sự suy giảm nhận thức khi về già. Tuy nhiên, một lý thuyết mới cho rằng nó không hẳn vậy.

“Thực tế, nếu người trưởng thành tiếp tục được học tập theo phương pháp của trẻ em, thì chúng ta có thể xác định lại ý nghĩa lão hóa ở người lớn là gì?”, Giáo sư tâm lý Rachel Wu đến từ Đại học California, Riverside (Mỹ) khẳng định.

GS. Wu đã cho xuất bản cuốn sách A Novel Theoretical Life Course Framework for Triggering Cognitive Development Across the Lifespan (Tạm dịch: Khung lý thuyết mới cho cuộc sống để kích hoạt phát triển nhận thức cả đời). Trong đó, bà đã xác định lại quá trình lão hóa nhận thức như là một kết quả của chiến lược học tập và các thói quen được phát triển trong suốt cuộc đời một con người. Những thói quen này có thể khuyến khích hoặc ngăn cản sự phát triển nhận thức.

“Chúng tôi cho rằng, trong suốt cuộc đời của mình, con người bắt đầu từ việc học tập rộng rãi/học nhiều kỹ năng khi còn nhỏ rồi mới học chuyên sâu/trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Sự suy giảm nhận thức có thể xảy ta trong một tình huống không quen thuộc, dần dần xuất hiện ở cả hai tình huống quen thuộc và không quen thuộc”, GS. Wu cho hay.

GS. Wu cho rằng, nếu các nhà nghiên cứu đánh giá lại quá trình lão hóa nhận thức như một kết quả phát triển, nó sẽ giúp tìm ra các phương pháp giúp cải thiện đáng kể sức khỏe nhận thức và chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Đặc biệt, nếu người lớn thực hành “kinh nghiệm học tập rộng” như trẻ em (bao gồm 6 yếu tố dưới đây), họ có thể nhận được sự gia tăng về sức khoẻ nhận thức.

6 yếu tố bao gồm:

1. Mở mang đầu óc (tìm hiểu các mô hình mới, kỹ năng mới, khám phá theo bản năng).

2. Định hướng cá nhân (từ giáo viên, chuyên gia, gia sư).

3. Tăng trưởng tư duy (niềm tin vào nỗ lực có thể giúp phát triển khả năng).

4. Môi trường khoan dung (được phép phạm sai lầm và thậm chí có thể thất bại).

5. Cam kết nghiêm túc về học tập (học cách nắm vững kỹ năng cần thiết, kiên trì, thất bại là mẹ thành công).

6. Học nhiều kỹ năng cùng một lúc.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, trong thời thơ ấu, việc tham gia vào 6 yếu tố này thực sự làm tăng các khả năng nhận thức cơ bản (ví dụ, trí nhớ làm việc, sự ức chế, sự tập trung…). Rất có thể, khả năng này cũng tương tự như ở tuổi trưởng thành.

GS. Wu và các nhà nghiên cứu xác định việc “học chuyên sâu” bao gồm các yếu tố sau:

1. Học tập có định hướng (theo thói quen, sở thích, bản năng).

2. Không cần sự hỗ trợ (không có sự can thiệp của chuyên gia hoặc giáo viên).

3. Môi trường khắc nghiệt (không chấp nhận thất bại, phải trả giá nếu sai lầm hay thất bại, như bị đuổi việc).

4. Tư duy bảo thủ (tin rằng khả năng là tài năng bẩm sinh, không thể lấy “cần cù bù thông minh”).

5. Ít cam kết học tập (có thể từ bỏ khi không có thời gian hoặc quá khó tiếp thu).

6. Chỉ học một kỹ năng vào một thời điểm.

Biết Tuốt H+ (Theo MX)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già