Nỗi sợ hãi "chuột rút" đau đớn trong đêm

Chuột rút về đêm thường gặp ở bắp chân

Cách ngừa chuột rút cơ bắp

Để chuột rút đừng "thăm viếng"

Cách "chiến đấu" với chuột rút

6 lợi ích sức khỏe không tưởng của thì là (P2)

Chuột rút, thường gặp ở bắp chân, xảy ra khi các dây thần kinh truyền tín hiệu đến cơ chân phát ra quá nhiều yêu cầu cùng một lúc khiến cho các cơ bắp bị co rút lại và cảm thấy đau đớn, theo TS. BS Scott Garrison - Đại học Alberta. Mặc dù trong lúc ngủ, bạn vẫn có thể cảm giác đau đớn ở bắp chân và cơn đau này có thể lặp lại cho tới tận vài ngày sau đó nếu bạn tác động vào vùng cơ này.

Theo TS. Garrison, tình trạng này thường gặp ở những tháng có thời tiết ấm hơn trong năm. Nồng độ vitamin D trong máu có khả năng điều chỉnh sự tăng trưởng cơ bắp tăng lên nhưng nó cũng đứng đằng sau cơ chế gây chuột rút. Khi độ tuổi tăng lên, con người càng dễ có nguy cơ bị chuột rút vì tế bào thần kinh đã bắt đầu suy giảm. Các tế bào thần kinh khỏe mạnh còn lại phải làm việc cật lực hơn.

Điều may mắn là chuột rút thường vô hại. Trong những trường hợp hiếm, chuột rút là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bị mất cân bằng điện giải hoặc chứng loạn thần kinh cơ như bệnh xơ cứng một bên (ALS).

Để phòng ngừa chuột rút, bạn cần tập thể dục nhiều hơn, dinh dưỡng hợp lý và quan hệ tình dục đều đặn. Vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ, đặc biệt là các bài tập cơ chân sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Nếu đã bị chuột rút mà tỉnh dậy, bạn không nên ngủ tiếp mà hãy đi bộ nhẹ nhàng quanh giường trong khoảng một phút, tình trạng này sẽ không bị lặp lại.

Tiêu Bắc H+ (Theo Menshealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp