Trẻ em cũng có thể bị run vô căn

Bệnh run vô căn cản trở việc học tập, vui chơi và hòa nhập xã hội của trẻ

Bí quyết "sống chung" với bệnh run vô căn

Run vô căn liên quan đến thừa protein trong não bộ

Cách giải tỏa căng thẳng cho người bệnh run vô căn

Bệnh run vô căn có nguy hiểm?

Tăng 50% nguy cơ bị run vô căn ở trẻ em có bố mẹ mắc bệnh

Run chân tay là bệnh có tính chất gia đình, nếu cả cha và mẹ bị run vô căn thì nguy cơ mắc bệnh của người con lên tới 50%, tuy nhiên, không phải tất cả trong số đó đều xuất hiện các triệu chứng của bệnh Parkinson.

Theo TS. BS. Peter G Bain – chuyên gia thần kinh lâm sàng, khoa Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Charing Cross, Đại học Imperial College London (Anh), 25% trẻ bị run vô căn phát triển bệnh trong 10 năm đầu đời, 60% phát triển bệnh trong 10 năm tiếp theo. 55% thanh thiếu niên mắc run vô căn có khuyết tật, trong đó có 25% bị tàn tật trong độ tuổi 20.

Triệu chứng run vô căn ở trẻ

Đa phần trẻ em mắc run vô căn có biểu hiện run tay, khoảng 5% mắc bệnh bị run đầu. Run tay trong run vô căn ở trẻ em được phân thành 3 loại:

- Run “động” (kinetic tremors): Chiếm 20%, tức là chỉ run khi tay đang vận động.

- Run tư thế (postural tremor): Chiếm 5%, tay chỉ run khi vừa dang ra.

- Phối hợp cả hai: Run tư thế và run “động”, hiếm 75%.

Trẻ bị run vô căn gặp khó khăn trong hoạt động đơn giản như viết, vẽ

Bệnh run vô căn không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như run của Parkinson. Nhưng nó gây ra nhiều trở ngại cho trẻ trong cuộc sống và học tập, bởi nó cản trở thực hiện các hoạt động đơn giản như:

- Cầm một cốc nước nóng;

- Uống nước bằng cốc;

- Cầm đũa, thìa;

- Viết, vẽ;

- Gõ máy tính;

- Chơi nhạc cụ…

Trẻ mắc bệnh run vô căn trong độ tuổi 7 – 12 có tần số run tay thấp hơn so với độ tuổi 14 – 16 (5.3Hz và 9.0Hz).

Đối với run tay ở trẻ, trước khi chẩn đoán run vô căn, cần khám kỹ và làm xét nghiệm loại trừ với run do bệnh tuyến giáp.

Run vô căn ở trẻ em được điều trị như thế nào?

Sự khó khăn trong việc thực hiện các động tác đơn giản thường làm trẻ chán nản, mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Trẻ bị bệnh này thường tránh tham gia các hoạt động tập thể bởi chúng không thích thái độ tiêu cực và những lời chỉ trích của những người xung quanh. Vì vậy, việc giúp trẻ sống chung với bệnh tật và hòa nhập cuộc sống là thách thức rất lớn của các bậc phụ huynh.

Run vô căn nói riêng và bệnh run nói chung đều chịu sự chi phối của yếu tố cảm xúc, môi trường, thời tiết. Run tăng khi căng thẳng, mệt mỏi, đói, lo lắng, giận dữ, buồn, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Vì thế, bạn hãy quan tâm để chia sẻ những khó khăn của con trẻ. Thường xuyên động viên, khuyến khích mỗi khi chúng làm tốt một công việc nào đó.

Cho đến nay, chưa có nhiều tiến bộ y học liên quan đến điều trị bệnh run vô căn ở trẻ em, cách chữa căn bệnh này vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy liều lượng nhỏ thuốc propranolol (20 - 60mg) có thể cải thiện một chút tình trạng bệnh. Cùng với các thuốc Tây y, một số dược liệu cổ truyền như Thiên Ma, Câu Đằng cũng đã được chứng minh có vai trò tích cực trong việc điều trị bệnh và làm giảm triệu chứng run ở trẻ.

Trong phần sau, Health+ sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh cách nuôi dạy trẻ bị run vô căn.

Kim Chi H+

Thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện có tác dụng:
- Giúp phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.
- Hỗ trợ làm giảm dần các chứng run (run chân tay: Cầm, nắm, đi đứng run rẩy, nói run...) ở người cao tuổi, do tai biến mạch máu não, trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, do rối loạn thần kinh thực vật.

Sản phẩm của Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây. Điện thoại: 04.3775.9865

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin do nhà sản xuất/phân phối cung cấp và chịu trách nhiệm
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 494/2013/TNQC-ATTP

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ