Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh, bố mẹ nhớ làm ngay!

Để trị táo bón cho trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy xoa bụng cho bé

Chế độ ăn dành riêng cho trẻ bị táo bón

Cách xoa bụng trị táo bón, giảm đau bụng cho bé yêu

Uống thuốc điều trị táo bón trong thời gian dài có nguy hiểm?

Táo bón ở trẻ nhỏ - Nguyên nhân và cách khắc phục

Tại sao bé yêu bị táo bón?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón:

Thức ăn đặc

Đừng ngạc nhiên nếu thấy em bé bị táo bón nhẹ bởi bé ăn nhiều thức ăn đặc. Đó thường là gạo – thực phẩm phổ biến đầu tiên – ít chất xơ. Táo bón cũng có thể xảy ra với bé bú sữa mẹ, bởi bé bị thiếu nước.

Do sữa công thức

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn hiếm khi bị táo bón. Sữa mẹ có sự cân bằng hoàn hảo về chất béo, chất đạm, vì thế “sản phẩm” bé đào thải ra luôn mềm – ngay cả khi sau vài ngày bé mới đi tiêu 1 lần.

Nếu bé ăn sữa công thức, có thể có một chất gì đó, như protein trong sữa khiến bé bị táo bón. Mặc dù bạn đã nghe nói nhiều, nhưng lượng sắt trong sữa không gây táo bón.

Mất nước

Nếu bé bị mất nước, cơ thể của bé sẽ phản ứng lại bằng cách hấp thụ nhiều chất lỏng hơn, ruột của bé cũng hấp thụ nước nhiều hơn. Kết quả là phân của bé sẽ khô, cứng và bé sẽ khó đi ngoài hơn.

Khi bé bị táo bón, hãy cho bé uống nước nhiều hơn

Bệnh tật, tình trạng sức khỏe

Mặc dù không phổ biến, nhưng táo bón có thể do những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như: Suy giáp, ngộ độc, dị ứng thức ăn, rối loạn chuyển hóa. Táo bón cũng có thể là do bệnh Hirschsprung - một khuyết tật bẩm sinh ngăn ngừa hoạt động của ruột non, nhưng điều này hiếm.

Làm thế nào để trị táo bón cho trẻ sơ sinh?

Giúp bé tập thể dục: Nếu con bạn đã biết bò, hãy khuyến khích bé bò vài vòng. Nếu bé không bò, hãy thử cho bé “đạp xe đạp”. Để bé nằm ngửa, nhẹ nhàng di chuyển chân bé theo chuyển động tròn giống như đang đạp xe.

Massage bụng cho bé: Dùng 3 ngón tay đặt dưới rốn của bé, xoay nhẹ nhàng nhưng chắc chắn theo chiều kim đồng hồ. Duy trì áp lực nhẹ nhàng nhưng liên tục trong khoảng 3 phút.

Đổi sữa công thức: Nếu bé ăn sữa bột bị táo bón, bạn hãy đổi cho bé sữa khác.

Thêm một chút nước trái cây vào sữa công thức hoặc sữa mẹ nếu bé được ít nhất 4 tuần tuổi. Bạn hãy thử nước táo hoặc nướ ép lê nếu bé không thích mùi mận. Cho bé uống 30ml nếu bé 1 tháng tuổi, 120ml nếu bé 4 tháng, sau 8 tháng tuổi né có thể uống đến 170ml nước mỗi ngày để điều trị táo bón.

Nếu bé đã ăn dặm, hãy cắt giảm những thực phẩm gây táo bón như gạo, chuối, cà rốt. Hãy cho bé ăn vài thìa canh mận, mơ, hoặc lê nghiền để giúp bé đi tiêu dễ hơn. Để có kết quả tốt, hãy cho bé bú trước, sau đó ăn các thực phẩm nhiều chất xơ.

Hãy nói chuyện với bác sỹ về các lựa chọn điều trị táo bón khác. Bạn nên hỏi về việc sử dụng chất làm mềm phân để cho bé cảm thấy thoải mái hơn, nhưng đừng bao giờ cho bé uống thuốc nhuận tràng mà không có sự đồng ý của bác sỹ.

Bác sỹ cũng có thể gợi ý bạn nên uống thuốc ức chế glycerin nếu bé bị táo bón nặng. Thuốc này sẽ kích thích trực tràng của bé và giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Tuy vậy, không nên dùng thuốc này quá thường xuyên vì cơ thể bé có thể cần có nó để đi ngoài.

Nếu bé đi phân khô, bạn thấy có một chút máu trong phân, hoặc vết nứt hậu môn, bạn có thể bôi kem dưỡng da lô hội vào hậu môn bé để da mau lành. Hãy giữ cho khu vực này sạch sẽ và khô ráo nhất có thể.

Hãy cho bé đi khám ngay khi:

Bé không ăn, giảm cân, có máu trong phân. Hoặc nếu bạn đã áp dụng tất cả những cách trên, điều chỉnh chế độ ăn uống của cả bạn và bé mà bé vẫn bị táo bón. Nếu bé dưới 4 tháng tuổi, hãy cho bé đi khám nếu phân của bé rất cứng.

Đừng cho bé uống thuốc nhuận tràng mà không hỏi ý kiến bác sỹ. 

An An H+ (Theo babycenter.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ