9 giải pháp đơn giản để giảm chứng ợ nóng

Chữa chứng ợ nóng cần kết hợp nhiều giải pháp

Nước ion kiềm có thể giúp giảm chứng ợ nóng?

Các thực phẩm ngăn ngừa chứng ợ nóng hiệu quả

Thuốc chống ợ nóng làm tăng nguy cơ bệnh thận

Ợ nóng khi mang thai? Chuyện nhỏ

Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc

Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá làm tăng sản xuất acid dạ dày và làm khô nước bọt, niêm mạc thực quản sẽ dễ bị tổn thương do mật hồi lưu và acid dạ dày.

Mặc quần áo rộng rãi

Mặc quần áo quá chật có thể gia tăng áp lực cho dạ dày, khiến acid dễ dàng chảy ngược lên thực quản.

Sử dụng thuốc

Những người bị chứng ợ nóng cũng nên nói chuyện với bác sỹ để xem nếu việc sử dụng các loại thuốc phù hợp với bản thân, như: Thuốc kháng acid, giảm acid như famotidine hoặc ranitidine, hoặc thuốc chẹn acid như lansoprazole và omeprazole...

Chú ý chế độ ăn

Người bị ợ nóng cần tránh những thức ăn giàu chất béo, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều acid (cà chua, chanh…), thực phẩm có vị chua và cay, tỏi, bạc hà, chocolate, rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê… Không nên ăn quá no và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Trong lúc ngồi ăn, cần giữ thẳng người, tránh cúi người ra trước. Không nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn. Nên tránh ăn trước giờ đi ngủ khoảng 2 - 3 giờ.

Giảm cân

Áp lực lên bụng do thừa cân, béo phì có thể khiến acid trào ngược lên thực quản gây ợ nóng. Một nghiên cứu của các bác sĩ tại Đại học Stanford được tiến hành dựa trên 2.000 nghiên cứu về chứng ợ nóng cho thấy việc Giảm cân có thể giúp làm giảm ợ nóng.

Nâng cao đầu giường

Dù bạn có dùng gối cao đến mấy thì cũng không có tác dụng giảm trào ngược mà còn gây đau vai gáy, đau đầu, khó ngủ. Tốt nhất, hãy nâng cao đầu giường khoảng 15 - 20cm, hoặc đút một vật cứng dưới đệm để nâng cao đệm có thể ngăn chặn các triệu chứng trào ngược. Điều này có thể có hiệu quả do trọng lực sẽ hỗ trợ trong việc ngăn chặn mật chảy ngược trở lại qua đường tiêu hóa. Gối không có tác dụng trong việc làm giảm các triệu chứng ợ nóng.

Châm cứu

Các nhà nghiên cứu Brazil đã nghiên cứu trên hai nhóm trong đó một nhóm phụ nữ mang thai được kết hợp giữa châm cứu và các loại thuốc cùng một nhóm khác được tư vấn để thay đổi chế độ ăn uống và được cấp thuốc men nếu thấy cần thiết. Kết quả cho thấy: 75% phụ nữ trong nhóm sử dụng biện pháp châm cứu đã giảm đáng kể cường độ ợ nóng và nồng đồ acid trong dạ dày, trong khi ở nhóm còn lại con số chỉ là 44%. Điều này cho thấy tác dụng của châm cứu trong việc điều trị chứng ợ nóng, đầy hơi ở phụ nữ mang thai.

Thư giãn

Bệnh nhân dưới áp lực tinh thần sẽ tiêu hóa chậm hơn, có thể làm nặng triệu chứng trào ngược. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, yoga, dưỡng sinh khí công, ngồi thiền… có thể giúp kiểm soát stress, từ đó hỗ trợ giảm ợ nóng hiệu quả.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng thực phẩm chức năng để giảm ợ nóng và ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh dạ dày, đặc biệt là sản phẩm chứa: Cao Dạ cẩm, cao Khổ sâm nam, cao Bồ công anh nam, Meriva® (Curcuma Phospholipid), cao Tam thất nam...

Biết Tuốt H+

Gợi ý thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị dạ dày: Thực phẩm chức năng Bảo Vị An - Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng

Thực phẩm chức năng Bảo Vị An có thành phần: Cao Dạ cẩm, Cao Khổ sâm nam, Cao Bồ công anh nam, Meriva® (Curcuma Phospholipid), Cao Tam thất nam.

Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, giảm triệu chứng đau tức, nóng rát, khó chịu vùng thượng vị; Giúp giảm đau xung huyết hang vị, viêm thực quản do trào ngược và triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu; Giúp bổ tỳ, kiện vị, tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày, chảy máu và loét dạ dày, tá tràng tái phát.

XNQC: 852/2015/XNQC-ATTP

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa