Chữa bệnh từ mật con trăn

Con trăn có giá trị kinh tế cao, cũng là một nguồn dược liệu quý cho con người

Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu

"Cây lạ" chữa rắn cắn

Những bài thuốc dân gian cho người mất ngủ lâu ngày

Trị tiêu chảy bằng bài thuốc dân gian

Mật động vật được dùng làm thuốc trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Y học hiện đại chỉ dùng mật bò, mật lợn. Còn y học cổ truyền lại dùng mật của nhiều loài như rắn, gấu, kỳ đà, trăn… Thành phần hóa học chung của mật là acid cholic, acid dehydrocholic, cholesterol, muối mật, sắc tố mật bilirubin. Tác dụng chủ yếu của mật là giảm đau, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu (dùng uống) và tiêu sưng, diệt khuẩn, hàn vết thương (bôi ngoài).

Đối với mật trăn, trong cuốn Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết: "Nhiêm xà đởm – mật trăn, vị ngọt đắng, tính hàn, hơi độc, chữa đau mắt, đau bụng, bệnh phong cùi, máu tích tụ và đau họng". Trong Lĩnh Nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông cũng viết: "Nhiêm xà đởm là mật con trăn - Ngọt, đắng, mặn, hơi độc, tính hàn - Chữa bụng, tim đau, phong, dịch lệ - Báng, trưng, hầu tý thảy đều an".

Mật trăn còn được gọi là Nhiêm xà đởm hay Mang xà đởm

Mật trăn có công dụng táo thấp, sát trùng, minh mục khứ ế (làm sáng mắt và chữa mắt có màng), trừ cam, tiêu thũng chỉ thống (chống phù nề và giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau mắt đỏ, mắt có màng, trẻ em da vàng, người gầy, bụng to, tiêu hoá không tốt, kèm theo nhọt lở chảy nước (cam sang) hoặc bị kiết lỵ (cam lỵ), trĩ viêm loét, sưng đau, xỉ nặc (răng lợi sưng đau, lở loét, chảy máu, miệng hôi thối)…

Một số bài thuốc từ mật trăn:

Chữa trĩ viêm tấy sưng đau: Dùng bột mật trăn trộn với dầu vừng, bôi hàng ngày.

Chữa đau mắt đỏ và mắt có màng: Dùng 0,5gr mật trăn, 0,5gr phèn chua, 1 thìa nước chanh, hợp lại rồi chưng chín, lọc lấy nước trong để nhỏ mắt.

Chữa viêm loét lợi, viêm quang răng gây tụt lợi: Dùng 10 giọt mật trăn trộn đều với 10 hạt táo ta (đã đốt tồn tính) tán thành bột rồi bôi vào nơi tổn thương, ngày 2 lần.

Chữa viêm, lở ngoài da, sưng đau có mủ: Dùng 12gr mật trăn, 12gr hạnh nhân, 4gr phèn phi. Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu, giã chung với phèn phi trộn cho tới lúc khối bột mịn, trộn đều với mật trăn bôi lên vết thương.

Chữa bong gân, sai khớp: Dùng rượu ngâm mật trăn hoà với mật gấu, huyết lình, hạt gấc giã nát… xoa bóp nhiều lần trong ngày.

Chữa sốt cao ở trẻ em: Dùng mật trăn uống với nước ấm.

Chữa thương tổn viêm loét ở trẻ bị chứng cam: Dùng bột mật trăn rắc vào vùng bị bệnh.

Trăn là động vật ưa ấm và ẩm, chịu được một cách dễ dàng với nhiệt độ cao về mùa hè nhưng nhạy cảm với lạnh

Trăn thuộc lớp bò sát. Kích thước của trăn thay đổi từ 50 - 10m nhưng đa số có cỡ  trung bình và lớn. Hiện nay trên thế giới có khoảng 22 giống, 80 loài. Việt Nam có hai loài trăn: Trăn đất hay còn gọi là trăn mốc, trăn cá, trăn nghệ… tên khoa học là Python molurus (Linnaeus) và trăn mắt võng hay còn gọi là trăn gấm, trăn hoa… tên khoa học là Python reticulatus (Schneider).

Theo kinh nghiệm dân gian, mật của cả hai loài đều có công dụng như nhau, nhưng tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm của mật trăn mắt võng mạnh hơn.

Mật trăn thường được dùng dưới hai dạng: Phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột và ngâm rượu. Uống mỗi ngày từ 1 - 2gr (có tài liệu dùng tới 3gr) với rượu hoặc nước ấm, dùng ngoài không kể liều lượng tuỳ theo tính chất và đặc điểm cụ thể của thương tổn.

Theo y học cổ truyền, mật trăn là vị thuốc bệnh chứ không phải thuốc bổ. Bởi vậy, nếu dùng mật trăn với mục đích bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể lực như một số người quan niệm là hoàn toàn sai lầm. Cũng như tất cả các vị thuốc y học cổ truyền khác, khi sử dụng mật trăn nhất thiết phải có sự chỉ dẫn và theo dõi của các lương y hoặc thầy thuốc chuyên khoa.
Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất