Chữa bệnh bằng thực phẩm đã được khoa học chứng minh

Ăn 1 quả táo mỗi ngày, bệnh tật sẽ lùi xa

Vì sao dược thảo ngày càng được ưa chuộng?

Tự chữa bệnh bằng tần số: Không dùng thuốc mà bệnh tự lùi xa

Muốn tránh xa bệnh tật, hãy ăn thực phẩm tần số cao!

Tan sỏi, hết đau nhờ giải pháp thiên nhiên

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, loãng xương và một số bệnh ung thư. Các thực phẩm và đồ uống cung cấp các dưỡng chất cần thiết có thể giúp chữa lành các tổn thương trong cơ thể.

1. Hen suyễn

Những người bị hen suyễn thường có đường thở bị viêm, khiến họ quá nhạy cảm với nhiều tác nhân gây ho, thở khò khè và khó thở.

Các loại thực phẩm có thể giúp giảm hen suyễn:

Thực phẩm giàu omega-3: Hen suyễn có liên quan đến sự mất cân bằng chất béo trong chế độ ăn uống, vì vậy, để tăng cường omega-3, bạn nên ăn các loại cá như cá thu, cá trích, cá hồi, trứng, thịt nai hoặc bổ sung viên dầu cá omega-3.

Ăn nhiều trái cây và rau: Những người ăn nhiều trái cây và rau củ, đặc biệt là táo và các loại rau có lá màu xanh đậm có chức năng phổi tốt hơn, ít bị bệnh hen suyễn.

Ăn nhiều rau củ và trái cây giúp giảm hen suyễn

Chocolate đen và cà phê: Chocolate đen và cà phê có chứa methylxanthine, caffeine và theobromine có thể ức chế ho.

Nên tránh ăn gì?

Dầu thực vật chứa omega-6 như dầu hướng dương, dầu đậu nành, bơ thực vật… Có thể thay thế bằng dầu hạt cải, dầu olive, hạnh nhân cung cấp omega-3 và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh hơn.

2. Mất trí nhớ

Theo nhiều nghiên cứu, chứng mất trí nhớ có thể phòng ngừa được thông qua chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.

Những thực phẩm nên ăn

Ăn nhiều trái cây và rau: Đây là những thực phẩm có chứa vitamin, khoáng chất và chất polyphenol giúp giảm huyết áp, chống lại bệnh mất trí. Các loại rau lá xanh đậm đặc biệt quan trọng vì chúng cung cấp acid folic, làm giảm mức độ homocysteine – một acid amin có hại, gây tổn thương động mạch, tăng nguy cơ mất trí nhớ.

Ăn cá/hải sản ít nhất 1 lần/tuần: Những người ăn cá hàng tuần ít có nguy cơ bị mất trí nhớ.

Bổ sung vitamin E: Tăng cường vitamin E giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer. Những thực phẩm giàu vitamin E bao gồm: Mầm lúa mì, bơ, các loại hạt, dầu cá và trứng.

3. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến khoảng 1/50 người lớn, khiến da mẩn đỏ, có vảy.

Thực phẩm nên ăn:

Cá nhiều dầu: Omega-3 có thể giúp giảm viêm da. Ăn cá hai hoặc ba lần một tuần có thể giúp giảm triệu chứng vẩy nến, hoặc bạn có thể uống bổ sung dầu cá với liều lượng 1.122mg EPA và 756mg DHA mỗi ngày.

Nghệ: Nghệ chứa curcumin có thể giúp giảm viêm da.

Thực phẩm nên tránh:

Tránh các chất béo omega-6 có thể làm tăng thêm sự viêm nhiễm.

4. Suy giảm tuyến giáp

Khoảng 1 trong 12 người phụ nữ bị suy giảm tuyến giáp, làm suy giảm năng lượng, chuột rút, yếu cơ, tăng cân, da khô và tóc dễ gãy.

Những thực phẩm nên ăn:

Thực phẩm giàu selen: Mầm lúa mì, cá, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, hành tây và tỏi. Selen giúp điều hòa tuyến giáp.

Bổ sung iod: Cá, hải sản, trứng, thịt, sữa và muối iod.

Thực phẩm nên tránh:

Không ăn quá nhiều thực phẩm goitrogen vì nó sẽ tiếp tục làm suy giảm tuyến giáp của bạn. Những thực phẩm giàu goitrogen bao gồm: Cải Brussels, súp lơ xanh, súp lơ trắng, cải bắp.

Cắt giảm đường và những thực phẩm chế biến sẵn vì những thực phẩm này cũng làm giảm chức năng tuyến giáp.

5. Phiền muộn, chán nản

Rối loạn tâm trạng có nguyên nhân do sự mất cân bằng hormone trong não, như serotonin, noradrenaline và dopamine.

Các thực phẩm nên ăn:

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, các loại đậu, dầu cá.

Vitamin D: Dầu cá, gan, bơ thực vật, trứng, bơ, sữa, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc uống viên uống bổ sung vitamin D.

Omega-3 trong dầu cá (DHA và EPA) có vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng quan trọng trong não. Nghiên cứu cho thấy, những người ăn cá thường xuyên ít bị trầm cảm hơn. Nếu bạn không thích ăn cá, có thể uống bổ sung omega-3.

Xem thêm các thực phẩm giúp giảm viêm khớp, tăng huyết áp, cảm lạnh, cảm cúm, gout, hội chứng tiền kinh nguyệt


6. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ suy tim, suy thận và đột quỵ. Điều chỉnh chế độ ăn có thể làm giảm đáng kể huyết áp.

Những thực phẩm nên ăn:

Ăn nhiều: Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám, gia cầm, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo.

Ăn ít: Thịt đỏ, chất béo, các loại thực phẩm giàu cholesterol, đồ ngọt.

Thực phẩm giàu kali giúp đào thải natri dư thừa ra khỏi cơ thể qua thận. Các loại thực phẩm giàu kali bao gồm: Chuối, bơ, khoai lang, rau bina, súp lơ xanh.

Nước ép quả lựu: Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Queen Margaret, Edinburgh (Vương quốc Anh) đã chỉ ra rằng uống nước ép quả lựu mỗi ngày trong 4 tuần giúp giảm đáng kể huyết áp.

Uống nước ép lựu làm giảm huyết áp

Thực phẩm nên tránh:

Muối: Nên kiểm tra hàm lượng natri trên nhãn thực phẩm, hạn chế thực phẩm nhiều muối như khoai tây chiên, thịt giăm bông, thịt xông khói, pho mát và thức ăn nhanh. Ngoài ra, người bị tăng huyết áp cũng nên tránh ăn đồ ngọt, đồ uống có gas và chocolate.

7. Viêm khớp

Có khoảng 1/6 người đàn ông và ¼ phụ nữ trên 45 tuổi có dấu hiệu mài mòn ở các khớp xương, đặc biệt là đầu gối, gây viêm và đau đớn.

Các thực phẩm giúp giảm viêm khớp:

Thực phẩm chứa omega-3: Acid béo omega-3 được chuyển đổi thành các chất được gọi là resolvins làm giảm hoạt động của các enzyme kháng viêm, giống như aspirin. Omega-3 được tìm thấy trong các loại cá béo.

Các thực phẩm giàu acid béo omega-3

Gia vị: Hồi, ớt, đinh hương, thì là, gừng, mù tạt, nghệ có tác dụng kháng viêm.

Thực phẩm nên tránh:

Thực phẩm chứa acid omega-6 dư thừa trong cơ thể gây viêm nhiễm. Thay thế các loại dầu thực vật thường dùng với dầu hạt cải hoặc dầu olive.

8. Gout

Gout xảy ra khi nồng độ cao purin trong cơ thể gây ra các tinh thể acid uric hình thành trong các khớp – thường ở ngón chân cái. Điều  này gây sưng đau các khớp.

Thực phẩm nên ăn:

Sữa ít chất béo: Sữa không kem, sữa chua ít chất béo có thể giúp tăng bài tiết acid uric qua thận.

Trái cây màu xanh, đỏ sẫm: Anh đào, nho, việt quất có chứa chất chống oxy hóa gọi là anthocyanidins, có thể làm giảm nồng độ acid uric và ngăn chặn các cơn đau do gout.

Ăn 1 quả táo mỗi ngày: Táo chứa acid malic, giúp làm loãng acid uric trong cơ thể.

Thực phẩm nên tránh:

Thực phẩm giàu purine: Gan, thận, động vật có vỏ, dầu cá, thịt và thực phẩm lên men. Tránh uống quá nhiều rượu bia, bởi chúng sẽ làm tăng sản xuất acid uric và giảm bài tiết acid uric.

9. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt gây khó chịu, đau đầu, mệt mỏi, đầy hơi, khó chịu và đau vú.

Các thực phẩm giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Các thực phẩm chứa carbohydrate: Bánh mì, bánh gạo, các loại ngũ cốc nguyên hạt… sẽ giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định.

Tăng calci và magne: Calci được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại rau lá xanh giúp làm tăng cường hoạt động của hormone; Magne có trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám cần thiết cho sự cân bằng hormone.

Thực phẩm nên tránh: Thực phẩm chứa nhiều muối, để giảm ứ dịch.

10. Cảm lạnh, cúm

Trung bình, mỗi người thường bị cảm lạnh từ 2 – 3 lần trong một năm. Nhưng nếu bạn thực hiện theo chế độ ăn uống dưới đây, bạn sẽ ít bị cảm lạnh và cảm cúm hơn.

Thực phẩm nên ăn:

Mỗi ngày 1 quả táo: Táo có chứa chất xơ hòa tan, chất flavonoid giúp chống oxy hóa, kích hoạt các tế bào miễn dịch và giảm viêm.

Quả của cây cơm cháy (elderberry): Loại quả này cung cấp các chất kháng virus tự nhiên, làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian bị cảm lạnh, cảm cúm. Nấu quả này cùng với hành tây, tỏi thành nước sốt ăn kèm thịt đỏ sẽ tăng cường hiệu quả kháng virus.

Tăng cường kẽm: Nhận đủ kẽm giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh. Các thực phẩm giàu kẽm gồm: Thịt, hải sản, các loại hạt, đặc biệt là hạt bí ngô. 

An An H+ (Theo Mirror)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp