Chỉ số cholesterol tốt ở mức rất cao, liệu có tốt cho sức khỏe của bạn?

Người có HDL cao trong máu, có nguy cơ tử vong lớn hơn so với người có HDL bình thường

Khi sử dụng sản phẩm bổ sung để tăng cholesterol HDL, bạn cần lưu ý gì?

Nguyên nhân nào làm suy giảm cholesterol HDL?

Cholesterol cao gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Bị tăng huyết áp và cholesterol cao có nên ăn muối và chất béo?

Chỉ số HDL trong máu cao có tốt?

Vì HDL có lợi cho sức khỏe tim mạch nên chỉ số này càng cao sẽ càng tốt? Để trả lời câu hỏi này, nhiều nhà khoa học đã tiến hành các cuộc nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu mới đây của trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch), không phải chỉ số HDL càng cao thì sẽ càng tốt cho cơ thể. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, những người có mức HDL cao trong máu có nguy cơ tử vong lớn hơn rất nhiều so với những người có mức HDL bình thường.

Khi HDL trong máu bằng, hoặc cao hơn 54 mg/dL đối với nam và hơn 63 mg/dL đối với nữ được xác định là cao. Tỷ lệ tử vong sẽ ở mức thấp, nếu người đó có mức HDL trung bình, khoảng 34,2 mg/dL đối với nam và 43,2 mg/dL đối với nữ.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nếu chỉ số HDL rất cao, lợi ích với sức khỏe tim mạch của loại cholesterol này sẽ không còn.  

Một bài báo được đăng tải trên Tạp chí Science đã đưa ra thông tin về một biến thể di truyền hiếm, có thể gây ra mức HDL cao. Các biến thể di truyền làm thay đổi cách HDL hoạt động trong cơ thể và có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim, thay vì bảo vệ bạn khỏi yếu tố nguy cơ này.

Các biến thể được tìm thấy trong một phân tử được gọi là SR-BI. Sự đột biến trong SR-BI làm tăng mức HDL và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những người được nghiên cứu có mức HDL lớn hơn 95 mg/dL. Mức này cao bất thường và các nhà khoa học nhận thấy, một số người trong nghiên cứu đã có khiếm khuyết di truyền hiếm hoi này.

Một nghiên cứu khác cho thấy, những người có cả HDL cao và mức độ  protein cao phản ứng với Protein C có nguy cơ đau tim cao hơn. Protein C phản ứng được tạo ra bởi gan, khi tình trạng viêm xảy ra trong cơ thể.

Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Circulation cũng cho thấy, sự khiếm khuyết trong một loại protein đặc biệt, được gọi là protein cholesteryl ester transfer (CETP) cũng có thể gây ra mức HDL cao bất thường và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào người da trắng và cho kết quả, khiếm khuyết ở loại protein này chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tim ở phụ nữ.

Cholesterol HDL rất cao có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim

Cholesterol nên ở mức bao nhiêu?  

Xét nghiệm máu có thể giúp một người biết được nồng độ HDL, LDL và cholesterol toàn phần.  Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association - AHA) khuyến cáo, người từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra chỉ số cholesterol ít nhất 4 - 6 năm/lần. Và cần kiểm tra thường xuyên, nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim. Như vậy, không chỉ những người trưởng thành mới cần kiểm tra cholesterol, mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng cần tiến hành kiểm tra cholesterol để biết được tình trạng sức khỏe của mình.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, trẻ em từ 9 - 11 tuổi nên được kiểm tra chỉ số cholesterol. Theo AAP, đề xuất này được đưa ra là do sự gia tăng tỷ lệ thừa cân/béo phì ở trẻ em hiện nay. Trẻ em có các yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình có cholesterol cao nên được kiểm tra chỉ số cholesterol khi ở độ tuổi từ 2 - 10.

Theo AHA, mức cholesterol khỏe mạnh phụ thuộc vào các yếu tố như: mức chất béo trung tính trong cơ thể, tình trạng sức khoẻ hiện tại, lối sống và tiền sử gia đình.

Dưới đây là khuyến cáo về chỉ số cholesterol được công bố bởi Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

+ Mức cholesterol toàn phần: Khuyến nghị nên dưới 200 mg/dL; 200 - 239 mg/dL: Cao; 240 mg/dL trở lên: Rất cao.

+ Mức LDL: Dưới 100 mg/dL: Tối ưu; 100 - 129 mg/dL: Gần tối ưu, 130 - 159 mg/dL: Hơi cao; 160 - 189 mg/dL: Cao;  190 mg/dL trở lên: Rất cao.

+ Mức HDL: Dưới 40 mg/dL: Có nguy cơ cao mắc bệnh tim; 40 - 59 mg/dL: Không có nguy cơ; Trên 60 mg/dL: Ít có nguy cơ.

Làm thế nào để có được mức cholesterol khỏe mạnh? 

Trong khi HDL cao, rất cao hiếm gặp, HDL thấp và LDL cao khá phổ biến. Theo AHA, bệnh tim chiếm 1/3 số ca tử vong ở Hoa Kỳ. Số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy, hơn 30 triệu người Mỹ có mức cholesterol quá cao (trên 240 mg/dL). Hơn 73 triệu người có mức LDL cao và chưa tới 1/3 trong số họ đang thực hiện các biện pháp để làm giảm chỉ số này.

Để đạt được mức cholesterol khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến nghị:

+ Mọi người nên ăn nhiều rau, quả, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt.

+ Hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa, thực phẩm chiên, muối và đồ ngọt.

+ Không hút thuốc lá.

+ Dành ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày.

+ Kiểm tra cholesterol ít nhất 4 - 6 năm/lần, hoặc theo chỉ định của bác sỹ.

+ Nếu mức HDL cao bất thường (trên 90 mg/dL), bạn cần thực hiện các xét nghiệm để tìm kiếm các vấn đề di truyền, hoặc các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.

M. Hiếu H+ (Theo MedicalNewToday)

Gợi ý thực phẩm chức năng viên nang Slimzlab giúp giảm cân, giảm cholesterol

Thực phẩm chức năng viên nang Slimzlab là sự kết hợp của Sinetrol, L-carnitine fumarat và Coenzyme Q10 giúp hạ triglycerides máu, tăng cường chuyển hóa mỡ thừa tại các vùng bụng, đùi, eo, hông, từ đó hỗ trợ giảm cân và cải thiện số đo các vòng trong cơ thể mà không gây tác dụng phụ như: Mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, sạm da... Không chỉ là sự lựa chọn cho vóc dáng đẹp, TPCN Slimzlab còn sử dụng được cho người có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn nội tiết. sản phẩm sử dụng được cho cả nam và nữ.
Để biết thêm thông tin chi tiết sản phẩm, liên hệ số điện thoại: 1900 6936
XNQC: 1608/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm/Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch