Phụ nữ béo phì có nguy cơ cao bị sỏi mật

Chỉ số BMI tăng thì nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cũng tăng theo

Nguy cơ sỏi mật tăng cao sau phẫu thuật cắt bỏ đại tràng

Làm thế nào để ngăn ngừa sỏi mật?

Bị sỏi mật nên điều trị thế nào để không phải phẫu thuật?

Bất ngờ chuyện béo - gầy qua chỉ số BMI

BMI hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể được viết tắt bằng tên tiếng Anh là Body Mass Index, dùng để đánh giá thể trạng của một người là gầy hay béo. BMI được tính bằng công thức: Cân nặng cơ thể chia cho chiều cao bình phương. Người có thể trạng bình thường, chỉ số này nằm trong khoảng 18,5 - 23.
Theo các chuyên gia y tế, sỏi mật là bệnh đường tiêu hóa thường gặp. Sự xuất hiện của sỏi giống như những viên đá có nhiều kích thước và màu sắc khác nhau trong đường mật. Trong đó, có 80% sỏi được hình thành là sỏi cholesterol do sự mất cân bằng giữa các thành phần trong dịch mật. Các phần trăm còn lại còn gọi là sỏi sắc tố chiếm chủ yếu là Bilirubin (có trong thành phần dịch mật, được tạo thành do sự phân giải các tế bào hồng cầu).
Để làm rõ mối tương quan giữa chỉ số BMI với việc hình thành bệnh sỏi mật, một nhóm các nghiên cứu do tiến sỹ Anne Tybjærg-Hansen đến từ Bệnh viện Đại học Copenhagen (Đan Mạch) tiến hành tìm hiểu trên 77.679 người. Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp nghiên cứu biến thể di truyền Mendel, với hy vọng có thể tìm ra những yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi mật. Sau một thời gian thử nghiệm, có 4.106 người tham gia phát triển bệnh sỏi mật và xuất hiện các triệu chứng trong vòng 34 năm tiếp theo. Hầu hết họ đều là nữ giới, ở độ tuổi trung niên và ít tham gia hoạt động thể chất.
Theo Sciencedaily, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những người phát triển sỏi mật thường sử dụng các biện pháp tránh thai bằng thuốc và uống rượu ít hơn những người không mắc bệnh. Từ kết quả này, các nhà khoa học nhận nhận định rằng chỉ số BMI có liên quan tới nguy cơ phát triển bệnh sỏi mật ở mức độ cao là 2,84.
Hơn nữa, khi nhìn vào chỉ số BMI và giới tính, nhóm nghiên cứu phát hiện phụ nữ có nguy cơ phát triển sỏi mật cao hơn so với nam giới. Chỉ số BMI tăng thì nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cũng tăng theo.
Béo phì là một yếu tố nguy cơ được biết đến với vai trò làm phát sinh bệnh sỏi mật và nghiên cứu này một lần nữa chứng minh được rằng, chỉ số BMI có liên quan đến sự phát triển bệnh sỏi mật. Do đó, một trong những cách giúp phòng ngừa sỏi mật hiệu quả là thay đổi chế độ ăn cũng như luyện tập khoa học để kiểm soát cân nặng, ổn định chỉ số BMI, các chuyên gia y tế khuyến cáo.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội