Chế độ ăn "kim tự tháp" dành cho người bệnh ung thư

Chế độ ăn kim tự tháp có lợi cho người bệnh ung thư

Chế độ ăn cho người mắc basedow

“Kế hoạch hóa” bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết

Chế độ ăn chất béo cho người bệnh tim mạch

5 chế độ ăn uống đánh bại bệnh tật

Theo các bác sỹ dinh dưỡng thuộc Trung tâm Ung thư PCC Singapore, ăn kiêng là một phần quan trọng trong điều trị ung thư. Chế độ dinh dưỡng đúng đắn trong quá trình trước, trong và sau điều trị có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và sống khỏe hơn. Các loại điều trị ung thư có thể làm tăng cân không mong muốn. Do đó bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp giảm cân lành mạnh.

Giảm cân liên quan đến nhiều yếu tố hơn là chỉ loại bỏ chất béo. Giảm cân cũng đồng nghĩa với việc giữ gìn sức khỏe và sống lạc quan, cung cấp đầy đủ năng lượng để cân bằng cuộc sống. Nó cũng đồng nghĩa với việc thay đổi thói quen ăn uống và cách sống, sẽ giúp duy trì được số cân nặng bạn đã tiêu hao.

Mỗi bệnh nhân được khuyên là nên theo một kế hoạch dinh dưỡng thích hợp với thói quen ăn uống và cách sống của mình. Bạn có thể phải điều chỉnh thói quen ăn uống cũng như là gia tăng mức độ tập luyện thể thao. Luyện tập giúp đốt lượng mỡ thừa nhanh hơn bằng việc gia tăng tỷ lệ trao đổi chất và cơ bắp. Sử dụng tháp dinh dưỡng để lựa chọn thức ăn hằng ngày. Lượng thức ăn nạp vào hằng ngày nên tăng dần từ đỉnh trở xuống và hạn chế dần theo hướng từ đáy lên, theo hình dưới đây:

Phương pháp Kim tự tháp theo thứ tự ưu tiên ăn nhiều cơm, trái cây, rau củ, hạn chế chất béo.

Để bắt đầu kế hoạch, bạn cần lưu ý:

- Giảm lượng chất béo của cơ thể bằng cách giảm tối đa lượng thức ăn chiên xào.

- Chọn ăn thịt nạc và loại bỏ phần mỡ bao gồm cả da gà và da vịt.

- Giảm ăn thịt và gia cầm.

- Chọn ăn cá, thịt gà (không da) hoặc ăn các loại đậu nhiều hơn là thịt đỏ như thịt trừu, thịt vịt và thịt bò.

- Tránh xa các thực phẩm làm từ thịt như thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng và hamburger.

- Hạn chế dùng dầu ăn.

- Luôn chọn các loại dầu không chất bão hòa như dầu ngô, dầu olive, dầu đậu phộng, dầu đậu nành hoặc dầu hướng dương.

- Lựa chọn dầu thực vật không chất bảo hòa hoặc hàm lượng chất béo thấp thay vì sử dụng bơ, đảm bảo rằng bạn sử dụng chúng chỉ với một lượng nhỏ.

- Không nêm nếm các chất béo như bơ, bơ đun chảy, mỡ heo, kem tươi, bơ thực vật… trong quá trình chế biến thức ăn thường xuyên.

- Hạn chế sử dụng sữa dừa hoặc nước cốt dừa trong quá trình chế biến các món ăn như cà ri. Thay vào đó là sử dụng sữa không béo hoặc sữa chua.

- Hớt bỏ chất béo ở trên mặt súp và nước canh khi ăn.

- Sử dụng sữa ít béo hoặc sữa đã tách béo thay vì sử dụng sữa nguyên kem hoặc sữa đặc có đường. Nên sử dụng phô mai và sữa chua ít béo.

- Khi chế biến món salad, hạn chế sử dụng gia vị như mayonnaise, nước thịt, nước sốt đậm đặc, sambal, kem tươi.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng