Chế độ ăn kiêng low-carb có thể gây bệnh gout

  • Chuyên đề:
  • Gout

Chế độ ăn low-carb có thể làm gia tăng nguy cơ mắc gout

Các loại trái cây nên tránh khi mắc bệnh gout

Vừa bị gout, vừa bị suy thận và viêm gan B có dùng được Hoàng Thống Phong?

Gout giai đoạn 3 là gì và có chữa được không?

Chỉ số acid uric là 400µmol/l có dễ dẫn đến bệnh gout?

Xu hướng ăn uống “low carb” ngày càng phổ biến

Nếu bạn chưa nghe về chế độ ăn “low-carb”, bạn sẽ không phải tìm kiếm quá nhiều. Từ khóa “low-carb” xuất hiện ở khắp mọi nơi, trên bao bì của rất nhiều loại thực phẩm.

Việc phổ biến này mang tới cả mặt tích cực và tiêu cực. Báo cáo cho thấy, nhiều người thành công trong việc giảm cân trong thời gian ngắn, đồng thời cải thiện mức độ cholesterol tốt (HDL). Tuy nhiên, những báo cáo khác cũng chỉ ra hậu quả tiêu cực, tiềm ẩn với sức khỏe của chế độ ăn này.

Nhiều bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng, các nhà nghiên cứu cũng đã đặt ra các câu hỏi về mức độ an toàn của chế độ ăn low-carb đối với sức khỏe.

Chế độ ăn low-carb hoạt động ra sao?

Low-carb (Low-Carbohydrate) là chế độ ăn kiêng hạn chế đường (tinh bột) trong bữa ăn hàng ngày. 

Chế độ ăn này sẽ:

  • Giảm lượng carb hàng ngày khiến cơ thể đốt cháy carbohydrate dự trữ để có năng lượng.
  • Khi quá trình này đốt cháy carbohydrate dự trữ (a.k.a.glycogen) xảy ra, nước sẽ được giải phóng và quá trình giảm cân sẽ diễn ra.
  • Cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo để tạo thành năng lượng.

Chế độ ăn này được gọi là chế độ ăn “ketogenic” vì nó gây ra sự tích tụ xetone (phụ phẩm của quá trình oxy hóa chất béo) trong dòng máu (sẽ được loại bỏ bởi thận).

Chế độ ăn low-carb tác động đến sức khỏe lâu dài

Những nguy cơ và hậu quả dài hạn của chế độ ăn low-carb hiện vẫn được tiếp tục nghiên cứu và chưa có định nghĩa hay bằng chứng kết luận chắc chắn về điều này. 

Tuy nhiên, so với các nguyên tắc chung về dinh dưỡng và giảm cân của Hoa Kỳ, nhiều chế độ ăn low-carb chứa lượng lớn chất béo bão hòa, protein động vật và cholesterol. Chúng cũng thiếu chất dinh dưỡng, chất xơ, carbohydrate phức tạp – những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe toàn diện. Chính điều này sẽ khiến chế độ ăn low-carb có những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Các chuyên gia y tế, những người quan tâm đến độ an toàn của chế độ ăn này về lâu về dài cho rằng, chế độ ăn low-carb có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: Bệnh tim, ung thư, bệnh thận, loãng xương... trong đó có bệnh gout.

Ăn kiêng theo kiểu low-carb làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout 

Chế độ ăn low-carb có thể gây ra bệnh gout

Để kiểm soát bệnh gout, giải pháp được các chuyên gia y tế khuyến khích người bệnh áp dụng là dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị gout. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng chứa trạch tả, kết hợp cùng các vị thuốc quý khác như: Thổ phục linh, nhàu, hoàng bá… Sản phẩm này được đánh giá cao trong việc kiểm soát nồng độ acid uric, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout, ngăn chặn bệnh tái phát. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, sản phẩm này rất an toàn cho sức khỏe nên người bệnh.

Bệnh gout là một trong những bệnh viêm khớp phổ biến nhất hiện nay. Gout xảy ra do dư thừa acid uric trong cơ thể. Chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm giàu purine như: Thịt, gia cầm, hải sản, các loại hạt, trứng... có thể phân hủy thành acid uric trong cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi để bệnh gout phát triển. Theo Viện Y khoa Hoa Kỳ, ăn ít hơn 130gr carbohydrate mỗi ngày có thể dẫn đến sự tích tụ xetone trong máu. Nhiều xetone cũng làm tăng mức độ acid uric trong máu của bạn.

Đối với chế độ ăn low-carb, khi thực hiện chế độ ăn này, bạn cần hạn chế tối đa lượng tinh bột nạp vào cơ thể, thay vào đó, lượng chất đạm được tăng lên, từ đó, nguy cơ mắc gout cũng tăng lên. Đặc biệt, chế độ ăn low-carb còn gây ra sự tích tụ xetone trong máu, làm tăng nồng độ acid uric và tạo cơ hội cho cơn gout cấp “tấn công” bạn. Do đó, chế độ ăn low-carb có thể được xem là yếu tố thuận lợi gây bệnh gout nếu bạn không thực hiện hợp lý.

Nếu muốn giảm cân mà không phải lo lắng về nguy cơ mắc bệnh gout, bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả nhất.

Hoài Thương H+ (Theo Verywell.com)

 

Thực phẩm chức năng viên nang Hoàng Thống Phong – Hỗ trợ điều trị cho những người bị gout
Người bị gout thường sưng, đau, khó khăn trong đi lại, sinh hoạt cá nhân, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng sống. Chính vì thế, để phòng ngừa gout, trước tiên chúng ta phải tự điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ cũng được nhiều người lựa chọn. Một trong các thực phẩm chức năng hiện có trên thị trường là viên nang Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong có thành phần chính là trạch tả, kết hợp với các thảo dược khác như: Nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá giúp tăng cường chức năng gan, thận của cơ thể, giảm các triệu chứng đau do gout (thống phong), ngăn ngừa sự tái phát của các cơn đau, hỗ trợ điều trị cho những người bị gout; có thể sử dụng liên tục từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt. Sản phẩm đã được đánh giá hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout tại Việt Nam.
XNQC 1293/2015/XNQC-ATTP
**sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp