Ăn lươn cẩn thận nhiễm ký sinh trùng!

Chọn lươn và chế biến lươn không đúng cách là nguy cơ gây nhiễm ký sinh trùng

Canh mọc nấu củ quả ngọt mát ngày hè

Thịt lợn cuộn gà nướng mật ong ngon ngây ngất, bạn thử chưa?

Canh cá nấu măng cho bữa tối

5 món cháo nổi tiếng của Việt Nam

Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp các mẹ biết cách chọn và chế biến lươn, tận dụng hết được sự bổ dưỡng của thực phẩm này.

1. Cách chọn lươn 

Thịt lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.

Các mẹ khi mua lươn ngoài chợ tuyệt đối không được mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến. Trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine.

Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.

Khi chọn lươn, các mẹ cũng không nên chọn những con béo quá, chỉ nên chọn những con vừa tầm, còn trườn bò tốt.

2. Chế biến lươn đúng cách

Sau khi mua lươn về, cho vào chậu nước vo gạo khoảng một buổi để lươn sạch. Nếu không có thời gian, các mẹ có thể làm lươn ngay theo từng bước như sau:

Bước 1: Tay trái nắm đầu lươn, tay phải kẹp chặt lươn và tuốt trong hỗn hợp nước cốt chanh, muối. Tuốt đi tuốt lại nhiều lần cho tới khi lươn hết nhớt, rửa lại bằng nước sạch. Chờ một lúc cho máu lươn đông lại thì mổ.

Bước 2: Mổ lươn dùng dao nhọn hoặc cật tre già rạch từ đầu lươn một đường thẳng, bỏ lòng.

Bước 3: Lọc thịt.

Dùng dao sắc cắt từng bên phía dưới đầu lươn một chút, rồi lạng theo xương lươn, sẽ tách ra được từng bên. Nếu muốn lọc thịt khi lươn đã chín, thì dùng đũa kẹp từ cổ lươn, kéo mạnh xuống thịt sẽ tách ra nhanh chóng.

Khi ướp lươn với gia vị, không nên dùng nước mắm và gừng vì không hợp vị. Thay vào đó, mẹ nên ướp lươn với muối, tiêu và bột nghệ, cho thêm ít rượu trắng thì sẽ thơm hơn. Loại rau kèm thích hợp với lươn là hoa chuối và môn nước, sả, ngò om (rau ngổ). Nên dùng nước mắm me hoặc nước mắm mặn chấm kèm chứ không dùng nước tương, nước mắm chua ngọt hay mắm nêm.

Lưu ý: Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột.

3. Một số món ngon bổ dưỡng từ lươn

Lươn hầm sâm đương quy: Tốt cho người suy nhược sau bệnh nặng dài ngày huyết hư, khí hư (thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, gầy sút).

Lươn hầm sâm tốt cho sức khỏe

Lươn om hoa súng: Bổ thần kinh, bổ âm mát gan, thanh nhiệt trừ thấp, phòng chữa viêm gan.

Lươn om hoa súng tốt cho sức khỏe

Ngoài ra còn rất nhiều các món ngon chế biến từ lươn cho trẻ nhỏ như cháo lươn cà rốt, cháo lươn bí đỏ, cháo lươn khoai môn...

Lovely H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng