5 lưu ý giúp các thầy cô chăm sóc sức khỏe tốt hơn

Dưới đây là một vài lời khuyên giúp các thầy cô chăm sóc sức khỏe của bản thân

Infographic: Các nước tôn vinh nhà giáo vào ngày nào?

Dạy học không phải là nghề an toàn!

Giáo viên dùng phấn nhiều có bị lao phổi?

2 cách tự cắm lẵng hoa xinh, ý nghĩa tặng thầy cô ngày 20/11

Chú ý chăm sóc giọng nói

Giọng nói là tài sản quan trọng nhất của mỗi người, đặc biết là đối với các thầy cô giáo. Để giữ giọng nói luôn khỏe khoắn, bạn nên:

- Khởi động trước khi bắt đầu giảng dạy và trước những buổi diễn thuyết dài: Nói to trong thời gian dài sẽ có thể ảnh hưởng xấu tới thanh quản.

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước có thể làm dịu dây thanh bằng cách kích thích tiết ra các chất nhầy. Ngoài ra, uống đủ nước cũng giúp các thầy cô cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng hơn.

- Tránh hắng giọng thường xuyên: Mỗi lần hắng giọng, dây thanh sẽ bị rung mạnh. Điều này thường trở thành một thói quen xấu, có thể làm suy yếu dây thanh. Tốt nhất, hãy uống một ngụm nước hoặc nuốt nước bọt để làm dịu cổ họng.

Hắng giọng nhiều có thể khiến thầy, cô bị khản giọng

- Vỗ tay để thu hút sự chú ý của học sinh: Tránh nói/hét quá to. Nếu có thể, hãy sử dụng micro nếu hớp học quá ồn ào.

- Dành nhiều thời gian cho cổ họng nghỉ ngơi.

Chú ý tới vùng lưng, cột sống

Nghề giáo viên thường đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi trong nhiều giờ. Hãy cố gắng ngồi đúng tư thế, tập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng… Các biện pháp này sẽ giúp bạn có cột sống khỏe mạnh và ổn định, đồng thời ngăn ngừa đau lưng, mỏi cổ...

- Duy trì tư thế chuẩn khi ngồi hoặc đứng: Luôn đứng thẳng, thả lỏng vai. Ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt phẳng trên mặt đất. Đảm bảo vùng lưng dưới không bị mỏi khi ngồi.

- Tránh bê vác các vật nặng: Nếu cảm quá sức, hãy nhờ sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh. Nâng các vật nặng bằng cách trùng đầu gối xuống (không nên cong lưng hoặc cúi xuống) và sử dụng lực đẩy của chân để nâng vật nặng lên. Đẩy các vật nặng thay vì kéo chúng.

Ngồi đúng tư thế giúp các thầy, cô tránh bị đau lưng, đau cột sống

- Nếu bạn phải ngồi hoặc đứng lâu, hãy nghỉ ngơi và thả lỏng sau mỗi 1 tiếng.

Áp dụng quy tắc 20/20/20

Giáo viên thường phải làm việc căng thẳng với công việc liên quan đến đọc, viết hoặc làm việc trước màn hình máy tính trong một khoảng thời gian dài. Sử dụng các thiết bị điện tử nhiều có thể khiến mắt trở nên nhức mỏi. Thực hiện quy tắc 20/20/20: Cứ 20 phút sử dụng máy tính, hãy để mắt nghỉ ngơi trong 20 giây bằng cách tập trung nhìn vào một vật ở xa 20 feet (6m).

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

Các thầy cô thường phải sử dụng phấn, giẻ lau bảng… chứa nhiều vi khuẩn. Tốt hơn hết, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng nếu chưa rửa tay. Các hành động này có thể khiến vi trùng gây bệnh cảm lạnh, cảm cúm… xâm nhập vào cơ thể.

Dành thời gian chăm sóc bản thân

Các giáo viên thường chỉ chú ý chăm sóc sức khỏe mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Sự căng thẳng trong cuộc sống hiện đại có thể gay ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, béo phì và trầm cảm.

Để có thể hoàn thành tốt việc giảng dạy cho các học sinh, trước hết hãy chăm sóc bản thân thật tốt bằng cách:

- Dành thời gian cho một vài sở thích cá nhân.

- Thực hiện các bài tập thở sâu.

- Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

- Dành thời gian với gia đình và bạn bè.

- Ngủ đủ giấc và thức dậy đúng giờ.

- Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia.

- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ.

- Đi khám ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh hay căng thẳng thần kinh nào.

Sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức đề kháng, chăm sóc giọng nói và cột sống là một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho các thầy cô giáo.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp