Già không lo... rụng răng

Chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi là điều rất quan trọng

Khi răng miệng cũng “già” theo tuổi

Người cao tuổi uống bổ sung calci như thế nào?

Dưỡng sinh quan trọng như thế nào?

Bí quyết giúp người già khỏe – đẹp

Người cao tuổi khi mắc các bệnh về răng miệng sẽ gặp phải các ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Bởi lẽ khi răng yếu dẫn đến khó ăn uống, đồng nghĩa với việc dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể kém, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng làm cho bệnh tật tăng nặng và lâu hồi phục.

Cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo được sức khỏe răng miệng, đặc biệt với người cao tuổi.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dụng một chế độ dinh dưỡng hiệu quả với các loại rau và trái cây tươi. Đây là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể và răng và lợi. Chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Nên ăn trái cây tươi thay cho bánh ngọt (dẻo, dính, dễ bám và làm sâu răng). Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ, vì chúng là đồ ăn sống. Việc ăn đồ sống trước khi ăn đồ chín sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Chính vì thế, sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất acid phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng. Nên ăn đủ các chất: Đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), béo (dầu thực vật,nên hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật), vitamin (trái cây), muối khoáng.

Phòng bệnh nha chu

Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu là sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Thoạt đầu, trên răng sẽ hình thành một màng trong suốt bám vào. Nếu không đánh răng đều để loại trừ màng này, nó sẽ tích tụ, dần dần bị khoáng hóa trở thành vôi răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra xâm nhập mô nướu, gây viêm. Chúng cũng phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng.

Để phòng bệnh nha chu, điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu. Sáu tháng 1 lần, nên đến nha sỹ khám răng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được.

Làm răng giả

Dù bị mất răng do bất cứ lý do gì, người cao tuổi cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu việc thiếu răng để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời, gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng.

Nên đến các phòng khám nha khoa để được các nha sỹ tư vấn

Khi đã làm răng giả, cần lưu ý giữ vệ sinh thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nếu dùng răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc ở hàm giả được thoáng, máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả tháo ra nên được chùi rửa sạch sẽ, ngâm vào một ly nước an toàn có nắp đậy.

Tốt nhất, hãy đến các phòng khám nha khoa để được các nha sỹ tư vấn về cách vệ sinh răng miệng như cách chọn lựa bàn chải đánh răng, sử dụng đúng chỉ nha khoa, chải kẽ răng để lấy sạch mảng bám. Nha sỹ cũng là người tư vấn chọn lựa thuốc súc miệng, kem chải răng thích hợp để giúp bạn bảo đảm được sức khỏe răng miệng và dự phòng tốt các bệnh về răng miệng.

Đình Phong H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già