Chăm sóc và phòng tai nạn cho trẻ động kinh

Sự phóng điện bất thường là nguyên nhân gây bệnh động kinh.

Cẩn thận với chứng động kinh khi mang thai

Thuốc chống động kinh: Dùng sai hại hơn không dùng

Bị động kinh là một nỗi nhục nhã?

Các phương pháp điều trị động kinh

Các thể động kinh

Bệnh động kinh ở trẻ em có nhiều dạng với những biến chứng khác nhau. Thường gặp có ba dạng bao gồm: Động kinh toàn thân, động kinh cục bộ và động kinh kịch phát Rolando.

Động kinh toàn thân: Là dạng phổ biến thường gặp ở trẻ mắc bệnh hiện nay. Bệnh được chia làm 3 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn trương lực: Là giai đoạn mới phát bệnh, bệnh nhân có biểu hiện như: Tự nhiên bị ngất đột ngột, chân tay co cứng lại, không thở được, da xanh tái, hai răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược thường kéo dài khoảng 30 giây.

Giai đoạn giật rung: Ở giai đoạn này toàn thân trẻ sẽ bị rung bởi những cơn co giật mạnh. Ngoài ra, trẻ sẽ bị sùi bọt mép. Giai đoạn này, thường kéo dài 3 phút, sau đó trẻ chuyển sang hôn mê và mềm nhũn người ra.

Giai đoạn hôn mê: Là giai đoạn cuối của dạng động kinh toàn thân. Ở giai đoạn này trẻ sẽ có những biểu hiện như sau: Toàn thân mềm nhũn, nằm yên một chỗ, thở khò khè, trẻ sẽ rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh kèm da xanh tái. Tình trạng này thường kéo dài trong vòng 15 phút cho đến 1 giờ.

Động kinh cục bộ: Là dạng động kinh chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể. Trẻ sẽ có những biểu hiện tương tự như động kinh toàn thân nhưng nó chỉ diễn ra ở một bộ phận nào đó. Bệnh nhân bị động kinh cục bộ đa phần không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê như động kinh toàn thân. Một nửa cơ thể ở trong tình trạng bị co giật nhưng nửa kia vẫn khỏe mạnh.

Động kinh kịch phát Rolando: Là sự kết hợp giữa động kinh toàn thân và động kinh cục bộ. Trẻ sẽ có biểu hiện có lúc là động kinh toàn thân, có lúc lại chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể. Thể động kinh Ronaldo thông thường chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ và chỉ diễn ra khi trẻ đang ngủ.

Cách chăm sóc trẻ bị động kinh

Cha mẹ cần động viên và khích lệ tinh thần của con, giúp trẻ luôn được thoải mái và sống vui tươi mỗi ngày. Đặc biệt cần lưu ý tránh giận dữ, cáu gắt hoặc tỏ thải độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con. Vì khi trẻ buồn chán, lo lắng hoặc giận dữ bệnh sẽ tái phát nặng hơn.

Khi trẻ bị động kinh cha mẹ cần trông nom con cẩn thận, không cho con đến gần ao hồ, trèo cây, đi xe đạp hoặc ra đường một mình mà không có người lớn đi cùng. Đồng thời ba mẹ cũng nên dặn dò không được làm những việc trên để tránh cơn động kinh đột ngột sẽ nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để bồi bổ cơ thể cũng như nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt cha mẹ tuyệt đối cho trẻ tránh xa rượu bia, thuốc lá và cà phê. Vì những chất kích thích này rất nguy hiểm có thể làm bệnh nặng thêm.

Cho con uống thuốc đúng thời gian, liều lượng theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Vì nếu quên cho con uống một ngày, bệnh sẽ nặng thêm và việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Cần theo dõi thường xuyên tiến trình bệnh để nắm được mức độ phục hồi. Cần thiết nên đưa con đi khám bác sỹ theo định kỳ để các bác sỹ nắm được tiến trình phục hồi bệnh của trẻ để có phác đồ điều trị hợp lý. 

Nếu trẻ ốm, ngoài thuốc để điều trị bệnh đó thì vẫn phải uống thuốc chống giật. Tuy nhiên cha mẹ phải nói rõ với bác sỹ khám bệnh về thuốc trẻ đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.

Động kinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ có thể giảm được cơn co giật và lui bệnh tương đối cao. Điều quan trọng trong điều trị là cần uống thuốc thường xuyên, đúng liều.

Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh động kinh cũng có thể sử dụng một số sản phẩm được chiết xuất từ an tức hương, câu đằng... Các thảo dược này có tác dụng an thần, bảo vệ tế bào thần kinh và ức chế tính hưng phấn của hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên gia.

Thùy Trang H+



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh