Làm sao để thoát khỏi nhà cao tầng khi bị cháy?

Nhiều người bất an với nguy cơ cháy nổ tại chung cư

Bỏng nặng do hút thuốc gần bình xăng

Cẩn thận chết cháy vì sơn móng tay cạnh lửa

Bị bỏng nặng vì điện thoại cố định phát điện

Cháy nổ cực lớn ở Đà Nẵng: 1 người bị thương, thiệt hại 10 tỷ đồng

Theo Trung úy Nguyễn Minh Tâm - Giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy Hà Nội: "Khi có cháy hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Dùng các thiết bị chữa cháy có sẵn dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại".

Khi có cháy, mọi người nên tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh, vô tuyến). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ "EXIT" - lối ra để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bị kẹt trong đó. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.

Khi có cháy, mọi người nên tìm theo các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn

Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là phải cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn luôn bay lên cao. Đôi lúc, cần phải bò dưới sàn khi lượng khói tập trung nhiều để khỏi bị ngạt. 

Để chống nhiễm khói, cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. Nếu không tìm thấy khăn ướt, với một số chị em tóc dài, có thể lấy tóc che kín miệng. Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.

Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ. Rồi từ ban công/cửa sổ hãy gọi to cho mọi người biết. Sau đó gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy (số 114) để thông báo vị trí cụ thể của mình.

Trong khi chờ đợi lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp đến, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống. Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện, đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo gió buộc lại cũng có thể là phương tiện giúp bạn thoát nạn. Lưu ý, tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm. Có thể giúp đỡ những người xung quanh thoát nạn ra ngoài an toàn khi bản thân có đủ sức khỏe và tỉnh táo. Không nên giúp đỡ người khác thoát nạn khi bản thân cũng đang bị khói, lửa đe dọa đến tính mạng.

Tuyệt đối không lao vào đám cháy để cứu tài sản bởi vì đám cháy lan rất nhanh nên không thể thoát ra ngoài. Hơn nữa, khói khí sinh ra từ đám cháy rất độc hại nếu con người hít phải sẽ nhanh chóng bị ngạt, ngất dẫn đến tử vong (đặc biệt những người vận động nhanh, mạnh càng dễ bị ngạt hơn so với bình thường do trong điều kiện này mọi người thường hít thở nhanh và sâu hơn).

Chú ý khi dùng bình chữa cháy:
- Xem hướng dẫn tính năng tác dụng của từng loại bình chữa cháy để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp
- Tuyệt đối không phun trực tiếp vào người nạn nhân
- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng. Đứng chữa cháy theo hướng quay lưng lại với lối thoát.
- Phun đến khi lửa tắt hẳn mới ngưng. Sau đó, dội nước lên đám cháy.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun bột bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chất lỏng bắn ra ngoài và dẫn đến cháy to hơn.
- Tùy thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
- Dập lửa xong, bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng để tránh nhầm lẫn.
Thùy Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội