Cảnh báo: Rắn độc cắn người lại vào mùa!

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu do bị rắn độc cắn (Ảnh: BV Bạch Mai)

Bé 2 tuổi có nguy cơ mất cánh tay do rắn độc cắn

Gặp "khắc tinh" của các loài rắn độc đất Hà Tĩnh

Phải làm gì khi bị rắn độc cắn?

"Khắc tinh" của rắn độc ở Tây Nguyên

Cụ thể, trong số 6 bệnh nhân bị rắn độc cắn điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai thì có 2 trường hợp đang trong tình trạng nặng, phải thở máy. Đó là Anh Lý Văn Th. (39 tuổi, ở Lục Ngạn, Bắc Giang) đang đi làm đồng thì bị rắn cạp nia cắn. Do chủ quan, không đến cơ sở y tế kịp thời, chỉ đến khi có biểu hiện tức ngực, khó thở anh mới đến viện. Sau hơn 1 tháng điều trị tích cực, hiện anh Th. vẫn trong tình trạng rất nặng, phải thở máy, não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao.

Trường hợp thứ 2 bị rắn cặp nia cắn đã điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai hơn 1 tháng nay là bệnh nhân Lại Văn H. (46 tuổi, ở Đăng Ninh, Nam Định). Bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, chi phí điều trị tốn kém. Tuy nhiên được sự giúp đỡ của các bác sỹ, đến nay bệnh nhân đã tỉnh táo, được rút máy thở và đang tiến triển tốt.

Theo Ths. BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ở Việt Nam rắn độc cắn là một trong những tai nạn thương tích phổ biến. Tại Trung tâm Chống độc, rắn cắn là một trong những ngộ độc hàng đầu, đặc biệt xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 - 11 là mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc. Bác sỹ Nguyên khuyến cáo, hiện Việt Nam có rất nhiều loại rắn độc và mỗi loại lại có cơ chế gây độc khác nhau nên tùy theo loại rắn độc mà chúng tay có biện pháp sơ cứu cũng như hướng điều trị khác nhau.

Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn