TP.HCM: Nhiều ca thủy đậu biến chứng nặng

Bệnh nhi bị thủy đậu còn rất nhỏ, chưa tới 3 tháng tuổi. Ảnh: Thanh Huyền

TP.HCM: Nhiều ca thủy đậu biến chứng nặng

Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine thủy đậu

Ăn gì để phòng bệnh sởi, thủy đậu?

Đề phòng khi thủy đậu vào mùa

"Mỗi ngày xuất hiện thêm 2 - 3 trường hợp thủy đậu mới nhập viện. Tổng số bệnh nhi thủy đậu nội trú luôn ở mức 5 - 6 ca. Những bé đã phải nhập viện thế này thường có biến chứng", BS. Khanh nói.

Các biến chứng của bệnh nhi thủy đậu ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 chủ yếu là nhiễm trùng da, một trường hợp bị nhiễm trùng máu. Rất may mắn, tới nay tình trạng các bệnh nhi này đã ổn định, không có ca tử vong.

Điều bác sỹ lo ngại nhất, độ tuổi các bé bị thủy đậu quá nhỏ, có ca chưa tới ba tháng tuổi, sức đề kháng, khả năng chống chọi với bệnh tật còn yếu.

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 1, nguyên tháng 12/2014, chỉ có 10 trường hợp tới khám thủy đậu, thì nay mỗi ngày tăng thành 20 bệnh nhi. Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng đang điều trị nội trú cho bốn trường hợp thủy đậu nặng.

Nguyên nhân bệnh thủy đậu gia tăng bất thường, BS. Khanh cho rằng do chu kỳ. Tuy nhiên, bác sỹ dự đoán bệnh sẽ còn tăng cao hơn nhiều vào thời gian tới nếu ngành y tế và người dân không có biện pháp khống chế kịp thời.

"Cách duy nhất để bệnh không bùng phát thành dịch là hãy đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu từ bây giờ, đừng đợi lúc đỉnh điểm mới đi tiêm kẻo lại gây ra các cơn sốt vaccine ảo. Lúc đó chẳng những phụ huynh phải khổ sở chen chúc, mà tính hiệu quả của việc tiêm phòng cũng không cao", BS. Khanh cảnh báo.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn