Những loại trà nên cẩn trọng khi uống

Đôi khi, thay vì giải tỏa căng thẳng, trà lại gây ra những vấn đề sức khỏe khó lường - ảnh minh họa

Trà gừng có tác dụng điều trị huyết áp thấp không?

Phụ nữ mang thai uống trà xanh có an toàn?

Trà xanh và trà đen: Uống trà nào tốt hơn?

Nghệ nhân trà Việt chia sẻ tác hại không ngờ của việc uống trà “đặc cắm tăm”

Trà hoa bụp giấm (atiso đỏ - Hibiscus)

Trà hoa bụp giấm có tác dụng giảm huyết áp, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân bị căng thẳng và huyết áp cao.

Nghiên cứu không xem xét đến tác động của các loại bánh đi kèm, ví dụ như bánh sô cô la không bao giờ làm tâm trạng tồi tệ đi, nhưng có thể chỉ là suy luận.

Trà giải độc

Không nên uống trà giải độc nếu không có chỉ định. Bởi lá cây keo gây kích ứng niêm mạc đường ruột, có tác dụng nhuận tràng. Do đó sẽ tốt nếu bạn đang bị táo bón hoặc bác sỹ cần ruột của bạn sạch chuẩn bị cho ca phẫu thuật vào hôm sau.

Về ngắn hạn, những trà này có tác dụng “thải độc” ruột nhưng đôi khi nó sẽ gây đầy bụng.

Thêm nữa, nó cũng có thể gây mất nước và đào thải cả các dinh dưỡng quan trọng, giúp mang lại sức khỏe bền vững.

Trà hoa chuông comfrey

Đối với những người đang có vết thương, 1 tách trà từ lá cây chuông có thể là 1 ý tưởng tốt. Bởi cây hoa chuông được biết đến với công dụng làm liền các vết thương, vết bầm tím và thậm chí cả gãy xương.

Nó cũng giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa nhưng không phải là một người bạn tốt với mọi bộ phận của cơ thể.

Cây hoa chuông có chứa pyrrolizidine alkaloids mà khi chuyển hóa và hấp thu tới ngưỡng nhất định sẽ gây hại cho gan.

Nguy cơ phụ thuộc vào mùa thu hoạch và cách chế biến.

Tuy nhiên, do những rủi ro này mà sản phẩm đã bị cấm bán ở Mỹ và nhiều nước khác.

Những túi trà khô hiện vẫn được bán online nhưng chỉ là thành phần tạo nên dạng thuốc kem và thuốc mỡ. Vậy nên chớ có thưởng thức theo cách thả những lá trà này vào 1 cốc nước nóng nếu không muốn bị suy gan.

Hầu hết các loại trà thảo dược

Ngoài gừng, bạc hà được xem là có lợi ích nhất định đối với sức khỏe, cần xem xét kỹ công dụng của bất kỳ loại thảo dược nào bạn định uống.

Bất kỳ hiệu quả tích cực nào có được sau khi uống có thể chỉ là hiệu ứng giả dược (giống như bạn có cảm xúc tuyệt vời khi ăn 1 miếng bánh sô cô la). Cho tới khi có nhiều nghiên cứu hơn, hãy cẩn thận với mọi thông tin về trà thảo dược, ngay cả khi đó là những loại trà truyền thống.

Trà kava kava

Loại trà truyền thống của vùng Thái Bình Dương này rất dễ bị lạm dụng. Được biết đến là một liệu pháp giảm lo lắng, kava kava có chất an thần, có thể gây say nếu dung quá liều.

Hiện nó đã bị cấm ở Úc và Ba Lan do liên quan với bệnh gan mặc dù chất lượng của loại trà này mới chính là “thủ phạm”.

Tại Mỹ, đã có trường hợp gặp tác dụng phụ khó chịu khi uống trà cùng với rượu hoặc uống thuốc có kê đơn. Cũng đã có trường hợp bị phát ban da do uống trà này. Vì vậy, đừng dại mà thư giãn bằng trà này!

Trà rẻ tiền

Cho dù bạn yêu thích loại trà nào thì cũng cần cẩn trọng với vấn đề chất lượng.

Trên Tạp chí Toxicology đăng tải năm 2013 chỉ rõ hơn 70% của 30 loại trà kiểm tra có chứa lượng chì không an toàn và 20% có mức độ nhôm vượt quá ngưỡng cho phép.

Một nghiên cứu độc lập khác chỉ rõ 36/44 loại trà có chất độc gây suy gan pyrrolizidine alkaloids.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy hàm lượng fluoride cao trong 1 số loại trà. Fluoride chỉ tốt cho răng khi ở nồng độ thấp nhưng khi đưa vào cơ thể với mức độ nhiều, sẽ gây hại cho răng, xương và khớp.

Các chuyên gia khuyến nghị nên tránh các loại trà trồng tại những vùng đất ô nhiễm ở Trung Quốc, Sri Lanka, và Ấn Độ.

Nên bỏ qua các loại trà có hương chanh vì chanh và acid citric trong túi trà cũng sẽ khiến các kim loại nặng trong lá trà tan vào nước nhiều hơn.

Đừng ngâm túi trà quá 3 phút.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội