Cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ lúc giao mùa

Trẻ phải được bác sỹ thăm khám và kê đơn thuốc khi bị ốm. Nguồn ảnh: Internet

4 lưu ý khi uống thuốc cần phải nhớ!

Những sai lầm “chết” người khi dùng thuốc

Làm gì khi bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh?

Dùng thuốc gì khi bị dị ứng thức ăn?

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm nên có nhiều điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ không được tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị cho con, mà phải đưa trẻ đi thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Theo quy định, có nhiều loại thuốc dùng cho trẻ em khác hẳn với thuốc dùng cho người lớn, thậm chí có những loại thuốc được chỉ định cho người lớn nhưng lại cấm đối dùng đối với trẻ em. Chính vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được dùng liều thuốc người lớn rồi tùy tiện suy diễn tính ra liều thuốc đối với trẻ em. Đồng thời, cần phải giám sát chặt chẽ, không được cho trẻ tự ý dùng thuốc và phải để thuốc ở vị trí kín đáo, ngoài tầm tay với đến của trẻ nhằm bảo đảm sự an toàn.

Trẻ em có các đặc điểm về sự hấp thu thuốc, phân phối thuốc trong cơ thể, có hàng rào máu - não chưa hoàn chỉnh, có sự chuyển hóa thuốc và thải trừ thuốc qua thận khác biệt so với người lớn. Do đó, cha mẹ không nên tự ý mua và sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khi trẻ chưa được bác sỹ thăm khám và kê đơn.

Để thuốc ngoài tầm tay với của trẻ để đảm bảo an toàn. Nguồn ảnh: Internet

Khi trẻ em bị mắc bất kỳ một loại bệnh nào, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ đang còn bú sữa mẹ và trẻ nhỏ, cần lưu ý đặc điểm cơ thể của trẻ rất dễ nhạy cảm và chưa hoàn chỉnh nên phải thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị kể cả thuốc Tây y lẫn thuốc Đông y. Đồng thời, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Không tự tăng liều cho trẻ thừa cân: Nhiều mẹ quan niệm liều thuốc chỉ định trên toa thuốc không phù hợp với cân nặng của con mình và tự ý tăng liều theo chuẩn cân nặng. Đây là quan niệm hết sức sai lầm. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, việc dùng thuốc cho trẻ phải theo chuẩn độ tuổi. Bởi, trẻ có trọng lượng vượt tiêu chuẩn thông thường nhưng chức năng gan, thận vẫn chỉ ở mức độ tuổi thực của trẻ. Nếu tăng liều thuốc sẽ gây rối loạn chức năng gan, thận.

Không cho trẻ uống thuốc của người lớn: Trẻ em không phải là phiên bản thu nhỏ của người lớn nên không thể dùng thuốc của người lớn để điều trị cho trẻ nhỏ. Chỉ một phản ứng phụ rất nhỏ khi dùng thuốc ở người lớn có thể là cực kỳ nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Đó là chưa kể có một số thuốc của người lớn được cấm kỵ dùng cho trẻ em.

Không nằm uống thuốc: Với tư thế này, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản. Bởi vậy, cha mẹ nên cho con ngồi hoặc đứng khi uống thuốc.

Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt: Khi không biết rõ nguyên nhân gây sốt, đau ở trẻ mà tự ý dùng thuốc giảm đau hạ sốt có thể làm triệu chứng mất đi và làm bác sỹ khó chẩn đoán bệnh, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Không nghiền thuốc hòa với nước uống: Một số loại thuốc được bào chế dưới dạng tác dụng chậm, phóng thích dần vào cơ thể. Nếu bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng cấp tập một lần, gây nguy hiểm. Nếu trẻ không nuốt được cả viên, nên hỏi bác sỹ xem loại thuốc đó có thể nghiền nhỏ hay không.

Không dùng vitamin bừa bãi: Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi con bị ốm cần phải bổ sung vitamin và khoáng chất nên tự ý mua cho con bổ sung. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin tùy tiện, không đúng liều lượng có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ. Ví dụ, dùng vitamin C quá liều có thể làm trẻ bị đầy bụng, tiêu chảy

Không nuốt thuốc khô: Một số trẻ không dùng nước mà nhai nuốt thuốc luôn. Điều này có thể làm tổn thương thực quản của trẻ. Mặt khác do không có đủ nước để làm tan, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi ở trong cơ thể.

Linh Ly H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ