5 loại bệnh dễ xuất hiện trong mùa mưa

Cảm lạnh là bệnh hay gặp nhất trong mùa mưa

Vì sao bệnh xương khớp gia tăng vào mùa lạnh?

Viêm màng não mủ: Dễ nhầm lẫn với cảm cúm, viêm họng...

Tìm ra cách xoá sổ bệnh cảm cúm trong tương lai?

Mắc bệnh tim mạch nếu chữa bệnh da liễu không triệt để

Mùa mưa, bùng phát nhiều bệnh

Bệnh hô hấpThời tiết ẩm thấp, mưa gió làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó phải kể đến cảm cúm, cảm lạnh. Cảm lạnh và cúm là 2 bệnh thường xảy ra nhất vào mùa mưa. Bệnh do một số virus khác nhau gây ra và thường được gọi là nhiễm virus đường hô hấp trên. Cảm lạnh và cúm có thể bao gồm ho, chảy nước mũi, hắt hơi… Bệnh lây lan trong không khí và qua tiếp xúc, ví dụ như hít phải virus bệnh trong không khí và tiếp xúc chung đồ vật với người bị bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết: Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng nên bệnh sốt xuất huyết thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn. Sốt xuất huyết có thể gây tử vong, nhất là ở trẻ em. Cách phòng bệnh tốt nhất là người dân thường xuyên diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy; Loại bỏ nơi sản sinh của muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ. Ngoài, cha mẹ cần hết sức chú ý đến việc phòng chống muỗi đốt cho trẻ, mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày..  

Dịch bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa

Bệnh tả: Kiểu thời tiết ẩm ướt của mùa mưa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tả sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở nững khu vực kém vệ sinh. Một số triệu chứng của bệnh tả có thể bao gồm: Tiêu chảy nặng, giảm cân nhanh chóng, chuột rút. Để phòng chống bệnh tả, tốt nhất bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh đồ ăn, thức uống. Nên ăn thực phẩm nấu chín để tránh vi khuẩn tả tăng lên khi vào cơ thể. 

Các bệnh về daMột trong những bệnh thường gặp vào mùa mưa, nhất là khi đường phố thường xuyên ngập nước, đó là các bệnh ngoài da như nước ăn chân, viêm nang lông, mụn mủ trên da, nấm da... Nếu chẳng may dính nước mưa, nước ngập người dân cần vệ sinh sạch sẽ, lau khô. Khi da bị tổn thương cần vệ sinh thật sạch sẽ và bôi thuốc theo sự hướng dẫn của bác sỹ.

Bệnh đau xương khớp: Cùng với mưa, gió lạnh của thời tiết chuyển mùa, một số người có thể gặp bệnh đau xương khớp ( nhất là những người đã có tiền sử bị bệnh). Trong những ngày mưa, thời tiết chuyển lạnh khiến các mạch máu ngoại vi giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp gây ra các triệu chứng như đau, mỏi cơ xương khớp, co cứng vùng vai gáy, thắt lưng… Để phòng đau xương khớp mùa mưa, mọi người nên thường xuyên tập luyện thể thao. Ngoài ra, bạn cần thiết kế cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý: Thực phẩm giàu vitamin C và E, calci, uống thật nhiều nước để duy trì độ trơn tru giữa các khớp.

Những người bị bệnh xương khớp thường bị đau nặng hơn trong mùa mưa

Phòng bệnh mùa mưa: Không khó

 Áo mưa: Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng áo mưa theo mình khi ra đường. 

Vitamin C: Tăng cường bổ sung vitamin C từ các loại trái cây chua như cam, quýt, chanh... hoặc dùng thực phẩm chức năng

Nước nóng: Nếu bạn mắc mưa hoặc cảm thấy lạnh sau khi đi ngoài đường, hãy trở về nhà lau khô người và giữ ấm cơ thể. Hãy ăn một bát canh, súp nóng hoặc uống một cốc sữa nóng. 

Rửa tay: Rửa tay thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể. Dọn dẹp và giữ sạch sẽ môi trường xung quanh (bàn làm việc, giường ngủ) để tránh hít vào bụi bẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh mùa mưa bạn.

Uống nhiều nướcĐừng đợi đến khi khát mới uống. Uống nhiều nước giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể đào thải độc tố khỏi cơ thể, còn giúp da bạn sáng và đẹp tự nhiên nữa.

Ăn uống hợp lý: Ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, thanh đạm; Bổ sung thêm các gia vị gừng, nghệ, tiêu khi chế biến thức ăn hoặc thực phẩm có vị đắng như khổ qua; Hạn chế dùng thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, hải sản,.., hạn chế ăn thực phẩm sống, chưa nấu chín dễ gây ngộ độc; Không ăn thức ăn nguội lạnh.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp