Những rắc rối của hệ tiêu hóa mà bé thường gặp phải

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ để phòng tránh các rối loạn của hệ tiêu hóa

Nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa: Con thiệt đủ đường

Nên làm gì khi trẻ hay rối loạn tiêu hóa?

Con bị rối loạn tiêu hóa - Mẹ phải làm sao?

1. Nôn trớ

Đây là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do tác động gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Bé trớ ra sữa vón cục và điều này có thể làm bé sợ, khóc nhiều hơn.

Lý do của hiện tượng này là sau khi sinh dạ dày trẻ còn nhỏ, nằm ngang nên thức ăn dễ trào ra. Nôn trớ thường tự hết sau 6 - 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào. Miễn là bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này. Chỉ một số ít trong số trẻ này có những tổn thương thực tế.

2. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Ước tính, có đến 2/3 trẻ nhỏ đã từng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) trong những tháng đầu đời, nhưng đa số tự khỏi ở thời điểm ngoài 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ (khoảng 5%) bị tiếp diễn tình trạng này và xuất hiện nhiều biến chứng nặng nề. GERD ở trẻ nhỏ (nhất là trẻ sơ sinh) xảy ra khi thức ăn của trẻ đi ngược từ dạ dày lên thực quản, thay vì đi theo chiều tự nhiên từ thực quản xuống dạ dày. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc nhiều vào thể trạng của từng bé.

Mẹ phải hết sức chú ý với những biến chứng của bệnh này: Viêm thực quản, khàn tiếng, khò khè, biếng ăn, suy dinh dưỡng

3. Táo bón

Táo bón là triệu chứng phổ biến trong số những rối loạn tiêu hóa thường gặp. Biểu hiện là: Trẻ đi ngoài không thường xuyên, vài ngày mới đi một lần; Phân khô rắn và to; Bụng bị cứng và có cảm giác đau; Đi đại tiện khó khăn... Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Suy dinh dưỡng, nứt hậu môn, viêm ruột thừa, tổn thương tinh thần...

Nguyên nhân của táo bón có thể do mẹ bị táo bón không cho bé bú đủ sữa; Trẻ lười uống nước và ăn chất xơ; Trẻ mải chơi, nhịn đi đại tiện; Sữa pha quá đặc; Lạm dụng thuốc kháng sinh...

4. tiêu chảy

Tiêu chảy là triệu chứng có thể xẩy ra do rối loạn chức năng tiêu hóa, hấp thu và bài tiết của ống tiêu hoá. Tiêu chảy được xác định khi trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước từ 3 lần/ngày trở lên. Trẻ thường có các biểu hiện như: Mệt mỏi, chán ăn, đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày. Một số có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhày và máu. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và có nguy cơ gây suy dinh dưỡng, thậm chí là gây tử vong do tình trạng mất nước, muối nếu không kịp thời chữa trị.

5. Đau bụng

Trẻ bị đau bụng tưởng rất bình thường, nhưng đôi khi có những bệnh lý nếu không phát hiện và chẩn đoán sớm, chính xác thì tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng này có thể là do trẻ quá no hoặc đói, ngoài ra có thể do các bệnh lý khác như lồng ruột, thoát vị bẹn. Để phòng ngừa, mẹ không nên để cho trẻ bị quá đói, hay quá no mà hãy phân chia các bữa ăn trong ngày một cách hợp lý.

Nếu trẻ bị đau bụng kéo dài có thể do viêm ruột thừa vì vậy các bà mẹ nên khẩn trường đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị.

6. Chán ăn

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến chán ăn, không muốn ăn, mệt mỏi dẫn đến suy dinh dưỡng và khiến bé khó có thể phát triển toàn diện. Để khắc phục tình trạng này, các bà mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ, kiên trì dỗ dành trẻ ăn uống, thay thế các thực phẩm bằng các chất dinh dưỡng khác như hoa quả, sữa để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài cần đưa trẻ đi khám bác sỹ.

Biết Tuốt H+

Bên cạnh cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ các bà mẹ cũng cần quan tâm đến các biểu hiện lạ của trẻ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học ăn chín uống sôi, môi trường sống sạch đẹp các bà mẹ cùng cần bổ sung các chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp