Cách xử lý khi bị huyết áp thấp

Huyết áp thấp có thể gây sốc và gây nguy hiểm đến tính mạng

Thực phẩm cấm kỵ với người huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào?

Người bị huyết áp thấp có nên uống trà gừng?

Huyết áp thấp có thể hiến máu không?

Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.  

Khi người bệnh có dấu hiệu huyết áp thấp, tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp.

Thực hiện sơ cứu

Hãy cho người bệnh uống nước vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước đường, cà phê, nước chè đường, ăn thức ăn đậm muối, nước tam thất, rau cần tây, nước nho…

Khi bị huyết áp thấp, hãy cho người bệnh uống một cốc trà gừng

Xoa bóp bấm huyệt

 - Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu huyết áp thấp hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20 – 50 lần. 

- Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần.

- Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.

Căn cứ vào nguyên nhân huyết áp thấp

 - Nếu nguyên nhân gây ra huyết áp thấp là do bệnh nhân bị sốt hoặc tiêu chảy thì cần nhanh chóng truyền dịch theo đường tĩnh mạch.

Cần căn cứ vào nguyên nhân tụt huyết áp để có phương pháp điều trị đúng

- Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mạn tính mà tụt huyết áp phải uống thuốc theo bệnh mạn tính. Ví dụ: Bệnh nhân bị suy tim dẫn đến huyết áp thấp cần uống thuốc trợ tim,…

Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp

Khi bị bệnh huyết áp, người bệnh phải lưu ý luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp như: Heptamyl, coramin... để sử dụng khi cần thiết.

Cần chú ý: Khi mắc bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị để tránh những biến chứng có thể xảy ra, trong đó tụt huyết áp luôn luôn đồng nghĩa với tiên lượng nặng của bệnh. Người bệnh sốt kéo dài từ 10 ngày trở lên, nhất thiết phải đến bệnh viện để bác sỹ thăm khám và điều trị, tránh bỏ sót những bệnh nhiễm khuẩn nặng như: Nhiễm khuẩn đường mật, áp xe phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà khi tụt huyết áp có nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng (sốc nhiễm khuẩn). Ở giai đoạn này, mặc dù điều trị rất vất vả và tốn kém, nhưng nguy cơ tử vong lại rất cao.

Để hạn chế nguy cơ tụt huyết áp, người bệnh huyết áp thấp có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên như quy đầu, ích trí nhân, xuyên tiêu… Trong đó quy đầu (rễ chính của cây đương quy) là vị thuốc Đông y có tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, dùng cho những trường hợp thiếu máu; Ngoài ra còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu, tốt cho trường hợp thiếu máu não. Xuyên tiêu có tác dụng ôn trung tán hàn, giúp làm ấm bên trong cơ thể, hoạt huyết thông mạch, thúc đẩy lưu thông máu và trợ giúp tiêu hóa, do đó các sản phẩm thực phẩm chức năng này giúp làm giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng của huyết áp thấp như: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng, ngất… 

Gia Hân H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch