Giám sát đường huyết: Bí quyết tầm soát đái tháo đường type 2

Chìa khóa để tầm soát đái tháo đường type 2 là duy trì ổn định lượng đường trong máu

Bị đái tháo đường đừng dại bỏ bữa sáng

Uống thuốc đái tháo đường bị run tay chân

Lúc nhỏ tích cực vận động, về già ít đái tháo đường

Di truyền: Yếu tố gây đái tháo đường

Mục tiêu đường huyết

Bác sỹ sẽ là người đưa ra quyết định về mục tiêu đường huyết cá nhân của bạn dựa vào các khía cạnh như tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe cá nhân, chẳng hạn như đái tháo đường đã gây ra các biến chứng gì cho những bộ phận khác trong cơ thể hoặc trước đó bạn đã mắc phải căn bệnh nào hay chưa.

Mặt bằng chung, mục tiêu chuẩn về lượng đường huyết dành cho hầu hết bệnh nhân đái tháo đường được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường Hòa Kỳ (ADA) là:

Trước bữa ăn: Đường huyết trong máu từ 70 mg/dl - 130 mg/dl.

Một đến hai giờ sau khi ăn: lượng đường trong máu thấp hơn 180 mg/dl.

Chỉ sổ A1c (HbA1c): Dưới 7%.

Làm thế nào để giám sát lượng đường trong máu?

Sử dụng đồng hồ đo đường huyết cầm tay rất hữu ích trong việc theo dõi lượng đường trong máu của bạn hàng ngày. Cần lưu ý, không có lịch trình theo dõi chính xác cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường type 2, nó phụ thuộc vào cách điều trị đái tháo đường hiện tại của bạn và sự chỉ định kiểm tra của bác sỹ. Đơn cử, với bệnh nhân đang sử dụng thuốc tiêm insulin để quản lý đái tháo đường type 2, họ sẽ cần phải theo dõi thường xuyên hơn những đối tượng đang kiểm soát đái tháo đường bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng một số loại thuốc khác.

Sử dụng đồng hồ đo đường huyết cầm tay rất hữu ích trong việc theo dõi lượng đường trong máu của bạn hàng ngày

Tuy nhiên, nhìn chung, bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm tra mức đường huyết trong máu vào lúc:

Trước khi ăn sáng

Trước và hai giờ sau khi ăn bữa ăn chính

Ngay trước và ngay sau khi tập thể dục

Đến giờ đi ngủ

Trước khi lái xe, đặc biệt nếu bạn sử dụng insulin hoặc bất kỳ loại thuốc khác có thể gây hạ đường huyết.

Khi cảm thấy có bất kỳ triệu chứng của hạ đường huyết, chẳng hạn như như xây xẩm mặt mày, choáng váng…

Khi cảm thấy ốm

Nếu đồng hồ đo cho thấy bạn đang hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp hơn 70 mg/dl), bạn cần thực hiện các biện pháp làm tăng lượng đường trong máu ngay lập tức bằng cách cách tiêu thụ carbohydrate (năng lượng).

Nếu chỉ số đường huyết rất cao và bạn cảm thấy đang bị bệnh, cần gọi điện cho bác sỹ để nhận được hướng dẫn kịp thời.

Ở một số trường hợp, lượng đường trong máu không ổn định là do bệnh nhân chưa có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Trước hết, cần ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn (ít nhất 30 phút mỗi ngày). Trong chế độ ăn uống, cần xem lại loại thực phẩm và lượng thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày. Đặc biệt lưu ý đến việc bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng giúp ổn định đường huyết và thực phẩm chức năng có thành phần từ thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết