Chùm ngây - đối thủ đáng gờm của matcha

Sử dụng chùm ngây như thế nào?

Infographic: Giá trị và công dụng của cây chùm ngây

Năm 2016: Top 6 siêu thực phẩm tốt nhất

Infographic: Hạt quinoa - thực phẩm của tương lai

Trị tiêu chảy, giảm khó chịu do dị ứng bằng lá ổi

Trước khi lợi ích của chùm ngây được chứng minh trong các nghiên cứu khoa học hiện đại, nó đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Ayurveda của Ấn Độ từ hơn 4.000 năm trước. Cho đến nay đã có hơn hàng nghìn nghiên cứu lợi ích của cây chùm ngây (Moringa) đối với dinh dưỡng, khả năng chữa bệnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh cho con người.

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng bột chùm ngây hay thực phẩm chức năng (TPCN) từ chùm ngây cung cấp dinh dưỡng thiết yếu dồi dào hơn nhiều loại superfood (siêu thực phẩm) khác, như:

So sánh bột chùm ngây và matcha (bột trà xanh hay mạt trà) để thấy giá trị dinh dưỡng của bột chùm ngây không thua kém gì so với "đối thủ đáng gờm" này.

Lá chùm ngây là một nguồn protein đáng ngạc nhiên vì chúng cung cấp 9 acid amin thiết yếu cần thiết cho sự tổng hợp protein của con người, bao gồm: Histidine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. Đây là một trong những lý do tại sao Tổ chức Y tế thế giới WHO đã từng tuyên bố bổ sung chùm ngây trong chế độ ăn uống đề ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng.

Tuy nhiên, trong chùm ngây không chứa EGCC - một dạng polyphenol đặc biệt trong matcha có tác dụng tăng cường chuyển hóa và làm chậm sự phát triển của ung thư. Chính vì vậy, các nhà dinh dưỡng học, chuyên gia y tế khuyên rằng, nên kết hợp uống matcha và bột chùm ngây mỗi ngày để có thể tổng hợp những lợi ích tốt nhất từ hai loại siêu thực phẩm này.

Sử dụng chùm ngây thế nào tốt nhất?

Ở Việt Nam, chùm ngây được trồng rộng rãi và nhiều người thường dùng nó như là một loại rau trong bữa cơm hàng ngày với nhiều cách chế biến như: Luộc, xào, nấu canh... Nhiều người nhận xét rằng, mùi vị của chùm ngây giống như rau ngót rất thanh mát và dễ ăn.

Soup chùm ngây giàu dinh dưỡng bảo vệ sức khoẻ trong mùa lạnh

Hiện nay, vẫn chưa có khuyến cáo về liều lượng sử dụng chùm ngây, tuy nhiên liều tối ưu là 29mg cho mỗi 1 kg trọng lượng cơ thể. Đối với chùm ngây dạng bột, bạn có thể ngậm 1/2 thìa cà phê bột trong miệng và nuốt 3 lần/ngày, rồi tăng dần liều lượng tuỳ thuộc vào sự hấp thụ của cơ thể. Nếu dùng quá nhiều, nó có thể gây ra đau dạ dày, nhuận tràng.

Dưới đây là những cách sử dụng chùm ngây phổ biến nhất:

Lá chùm ngây tươi hoặc dạng bột: Tốn hơn 3kg lá chùm ngây để làm được 500gr bột khô. Bạn có thể bổ sung chùm ngây mỗi ngày bằng các sản phẩm ở dạng viên nang, dạng bột hay trà và sử dụng ngay trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn 30 phút. Không nên ăn/uống chùm ngây khi đang đói.

Trà chùm ngây: Sử dụng như nhiều loại trà thảo dược có lợi khác. Không nên nấu sôi trà chùm ngây để giữ lại các dưỡng chất tốt, khi pha trà nên sử dụng nước nóng dưới 90 độ C.

Tinh dầu chùm ngây: Các sản phẩm như kem bôi, kem massage hay TPCN có thành phần tinh dầu chùm ngây cũng rất tốt. Đối với tinh dầu nguyên chất, hãy bảo quản ở nơi khô ráo, râm mát, tránh nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời.

Lưu ý khi sử dụng chùm ngây:

- Không nên ăn quá nhiều rau chùm ngây vì loại cây này có nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và calci cao. Nếu ăn nhiều dẫn đến thừa calci, vitamin C, gây những hậu quả xấu cho sức khỏe.

- Tránh ăn chùm ngây vào buổi tối để đảm bảo giấc ngủ của bạn vì vitamin C có trong chùm ngây có thể khiến thần kinh của bạn hưng phấn, gây mất ngủ.

- Phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì khi có thai, hormone thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Chính vì thế, phụ nữ có thai, nhất là người đang mang thai giai đoạn đầu không nên sử dụng chùm ngây để giữ an toàn cho thai nhi và bà mẹ.


Biết Tuốt H+ (Theo Dr.Axe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất