Bố phải làm gì nếu bé bị rôm sảy khi mẹ vắng nhà?

Các bố hãy làm những điều dưới đây khi bé bị rôm sảy.

Các nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ em và cách phòng tránh

Phòng tránh rôm sảy cho bé: Chuyện nhỏ!

Hoa thiên lý giúp kháng viêm, an thần

Cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé mùa nắng nóng

Triệu chứng của rôm sảy là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ gây ngứa cho trẻ. Nếu không được xử lý đúng cách có thể biến chứng thành viêm nang lông, mụn nhọt, nhiễm trùng da.

Khi mẹ vắng nhà, bé lại đang bị rôm sảy thì các ông bố hãy nhớ ngay những bí quyết sau đây để giải quyết ngay giúp giảm khó chịu và điều trị sớm rôm sảy cho bé:

Làm mát da

Làm mát da cho bé bằng cách tắm và vệ sinh hàng ngày cho bé

Trẻ bị rôm sảy thông thường có thể trị nhanh chóng bằng cách tắm cho trẻ, để giúp cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Bố có thể tắm cho bé bằng thuốc tím pha loãng hoặc sữa tắm cho trẻ. Tuyệt đối không tắm cho trẻ bằng xà phòng/sữa tắm dành cho người lớn. Có một số loại lá, quả dùng tắm rất tốt như mướp đắng, rau má, sài đất, vỏ dưa hấu, lá đào, lá dâu... những bố không nên sử dụng vì nếu bé đang bị trầy xước, mưng mủ thì tắm nước lá có thể làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây thêm những biến chứng không ngờ. Tốt nhất bố cứ tắm con bằng nước sạch vắt thêm chanh. 

Các ông bố "đảm đang" hơn có thể học bí quyết tắm con của các mẹ tại đây nhé!

Giảm ngứa

Ngứa gây cho trẻ cảm giác khó chịu

Theo phản xạ, khi ngứa những vết ngứa sẽ gây khó chịu có cảm giác như kim châm, bé sẽ lấy tay gãi để giảm cảm giác ngứa. Tuy nhiên việc này sẽ gây trầy xước dẫn đến tổn thương da, gây viêm nhiễm và nhiễm trùng da. Do vậy bố cần cắt móng tay và đeo bao tay cho con. Bố có thể thường xuyên vệ sinh da cho bé để giảm cảm giác khó chịu nhưng hết sức lưu ý tránh gây tổn thương.

Chống nhiễm khuẩn

Các bố không nên để cho bé bị viêm da nặng

Theo BS.Vũ Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội chia sẻ, nguyên nhân chính gây ra rôm sảy là do thời tiết nóng bức, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều và ứ đọng lại trong các ống bài tiết trên da trẻ. Trong khi đó, miệng ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, nếu không xử lý kịp thời dễ phát triển thành mụn mủ và nhọt dễ nhiễm trùng. Do vậy, việc phòng nhiễm khuẩn là vấn đề quan trọng, những biện pháp dân gian đơn thuần như tắm lá không giải quyết vấn đề chống nhiễm khuẩn da ở trẻ.

Khi bé đã có biểu hiện nhiễm khuẩn, các bố nên cho con đi khám bác sỹ ngay, không nên cố gắng tiếp tục xử lý tại nhà. 

Chọn nơi thoáng mát và quần áo thích hợp với thời tiết

Chọn nơi thoáng mát và mặc quần áo mỏng cho trẻ

Thoáng, mát là rất quan trọng với bé. Khi cùng bé phòng chống tình trạng rôm sẩy, bố nên cố gắng tạo môi trường thông thoáng, mát mẻ cho bé. Ngoài ra, nên cho trẻ mặc những quần áo mỏng, mềm rộng rãi để tránh cọ xát lên da. Không được để trẻ chơi dưới ánh nắng gắt, thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ. Đối với trẻ trong khoảng một tuổi, bố có thể trải một tấm chiếu ở những nơi thoáng mát để trẻ tự do chơi đùa, cho bé uống nước đều đặn và dùng các loại nước mát đơn giản khác như nước bột sắn dây, nước cam hay nước chanh,…

Chúc các bố chăm con hiệu quả!

Mun Mun H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ