Ngừng tim, đau tim và suy tim khác nhau thế nào?

Phân biệt ngừng tim, đau tim và suy tim để giúp kéo dài, nâng cao chất lượng sống

Nước ép củ dền có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh suy tim

Bạn biết gì về bệnh van tim có thể gây suy tim nguy hiểm?

Người nghèo dễ bị bệnh suy tim

Tập thể dục đúng cách có thể giúp phòng ngừa suy tim nguy hiểm

Ngừng tim

Ngừng tim là trạng thái tim ngừng đập đột ngột do mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Ngừng tim có thể gây ra một số ảnh hưởng lớn, đặc biệt là rối loạn nhịp tim khiến bạn thấy khó thở, thở hổn hển.

Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong do ngừng tim là rất cao. Tốt hơn hết, bạn hãy chú ý tới những dấu hiệu cảnh báo ngừng tim sau đây:
- Đột ngột mất ý thức.
- Khó thở, thở hổn hển do rối loạn nhịp tim.
- Mạch yếu hoặc không bắt được mạch và huyết áp do lưu thông máu bị ngưng trệ.

Trong trường hợp gặp một người bị ngừng tim đột ngột, hãy nhanh chóng thực hiện phương pháp hồi sinh tim - phổi (CPR) hay hô hấp nhân tạo để cấp cứu cho người bệnh.

Người bệnh ngừng tim đột ngột cần được thực hiện CPR ngay lập tức

Đau tim

Đau tim, hay nhồi máu cơ tim xuất hiện khi một nhánh của động mạch vành nuôi dưỡng cơ tim đột ngột bị bít kín bởi một khối máu đông. Điều này khiến các cơ tim không được cung cấp đủ máu và oxy, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Các triệu chứng cảnh báo cơn đau tim bao gồm: Đau thắt ngực, khó thở, bồn chồn, ho, chóng mặt, choáng ngất, trống ngực.

Người bị đau tim sẽ cần được cấp cứu ngay để loại bỏ cục máu đông. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bạn có thể phẫu thuật mở động mạch, đặt stent hoặc cấy ghép tim…

Suy tim

Khác với ngừng tim đột ngột hay đau tim, suy tim là một bệnh mạn tính tiến triển dần theo thời gian. Khi bị suy tim, các cơ tim sẽ dần trở nên yếu đi hoặc xơ cứng, khiến tim không còn khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều này khiến lưu thông máu trở nên chậm hơn, ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể.

Khi cơ tim bị suy yếu và mất khả năng bơm máu hiệu quả, chúng sẽ tạo áp lực lên tim và ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng khác. Thận sẽ tích trữ nước và muối trong cơ thể. Bàn chân, cánh tay, phổi… bị trữ nước sẽ bị sưng, phù nề. Người bệnh suy tim sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở và mất khả năng thực hiện các hoạt động bình thường trong cuộc sống.

Các phương pháp điều trị suy tim bao gồm: Thay đổi lối sống, sử dụng thuốc (thuốc chẹn beta, thuốc ức chế ACE), quản lý các nguyên nhân gây ra suy tim (tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì) và phẫu thuật, thay thế van tim.

Bệnh suy tim không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu biết cách kiểm soát các triệu chứng bệnh, bạn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của bản thân.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch