Đâu là thực phẩm vừa tươi ngon, vừa thân thiện với môi trường?

Một số thực phẩm vừa tốt cho sức khỏe, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường

Ngoài ung thư, ô nhiễm môi trường còn "giết" bạn vì gây ra những bệnh gì?

6 yếu tố môi trường làm tái phát vẩy nến

Môi trường - tác nhân gây bệnh cho trẻ lúc giao mùa

Những hình ảnh ấn tượng “kể” về môi trường thế giới

Các biện pháp sau đây giúp bạn vừa lựa chọn được các món ăn tươi ngon, vừa góp phần bảo vệ môi trường:

Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh

Các thực phẩm chế biến sẵn thường không đòi hỏi nhiều thời gian chế biến, nhưng các món ăn tiện lợi này lại không thân thiện với môi trường. Các nhà khoa học từ Đại học California Berkeley (Mỹ) phân loại các loại giấy bìa, khay nhựa, đặc biệt là túi nilon đựng đồ… là các vật có hại cho môi trường vì chúng có thể tồn tại trong hố chôn rác tới vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ.

Một số công ty sản xuất các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh… đã cố gắng sử dụng chất liệu tái chế hoặc thân thiện với môi trường hơn, tuy nhiên con số này là không nhiều. Bên cạnh đó, các thực phẩm chế biến sẵn cũng chứa nhiều muối không tốt cho sức khỏe, nên tốt nhất bạn vẫn nên hạn chế các thực phẩm này.

Các khay nhựa chứa thức ăn không thân thiện với môi trường

Ăn các loại rau củ, trái cây theo mùa

Đôi khi, bạn có thể thấy thèm một số loại hoa quả, rau củ trái mùa, và các thực phẩm này sẽ phải được chuyển tới từ các tỉnh (thậm chí đất nước) khác. Theo các chuyên gia, các loại thực phẩm này sẽ được thu hái từ khi chưa chín, nhằm giữ cho chúng tươi mới trong suốt quá trình vận chuyển.

Sau khi tới nơi, các loại hoa quả này sẽ được cho vào nhà chứa và làm chín bằng cách phun khí ethylene. Loại khí này có thể gây ra các tác động tiêu cực tới môi trường, đồng thời làm tăng giá thành sản phẩm.

Chính vì vậy, bạn nên tìm tới các loại trái cây, rau theo mùa tại địa phương. Chúng vừa đảm bảo độ tươi ngon, vừa thân thiện với môi trường.

Hạn chế các loại thịt đỏ

Chế độ ăn bền vừng nhất, vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho môi trường là ăn nhiều rau củ, hoa quả, ít ăn thịt. Theo các nhà khoa học từ Đại học California Berkeley, chế độ dinh dưỡng của người Tây Ban Nha có lượng carbon thấp hơn hẳn (so với Mỹ, Anh) do lượng tiêu thịt của đất nước này thấp hơn.

Đặc biệt, các loại thịt đỏ như thịt bò tạo ra nhiều khí nhà kính hơn (từ khâu chăn nuôi tới chế biến nói chung…) so với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Tóm lại, bạn nên thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như thịt gà. Chúng cũng tạo ra carbon dioxide, nhưng chỉ bằng 1/4 so với thịt bò.

Vi Bùi H+ (Theo MedicalDaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp