Cách kiểm soát huyết áp không cần thuốc (P1)

Huyết áp thường tăng lên theo cân nặng và hạ xuống khi giảm khoảng 4,5kg

25,1% người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp

Infographic: Đến năm 2025, 1,5 tỷ người bị bệnh tăng huyết áp

Xem tivi nhiều, trẻ dễ bị tăng huyết áp!

Gần 50% số người bị tăng huyết áp mà không hề biết

Mayo Clinic - tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Mỹ khuyến cáo 10 cách để kiểm soát huyết áp như sau:

1. Kiểm soát cân nặng

Huyết áp thường tăng lên theo cân nặng và hạ xuống khi giảm khoảng 4,5kg. Việc giảm cân cũng làm tăng hiệu quả của các loại thuốc huyết áp. Tuy nhiên, cần duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh bởi việc giảm cân quá mức sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi và dễ đổ bệnh.

Đàn ông có nguy cơ bị tăng huyết áp nếu vòng eo lớn hơn 40 inch (102cm), đối với đàn ông châu Á là 36 inch (91cm). Phụ nữ có nguy cơ bị huyết áp cao nếu vòng eo lớn hơn 35 inch (89 cm), đối với phụ nữ châu Á là 32 inch (81cm).

2. Tập thể dục thường xuyên

Nếu duy trì tập luyện 30 – 60 phút mỗi ngày, huyết áp có thể giảm khoảng 4 – 9mmHg. Việc tập thể dục có thể mang lại hiệu quả chỉ trong vài tuần.

Việc tập thể dục có thể giúp hạ huyết áp chỉ trong vài tuần

Nếu bạn đang có dấu hiệu bị tăng huyết áp (huyết áp tâm thu từ 120 – 139mmHg, huyết áp tâm trương từ 80 – 89mmHg), việc tập thể dục có thể ngăn ngừa phát triển thành bệnh. Nếu bạn đã bị bệnh, việc hoạt động thể chất có thể giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ để có kế hoạch tập luyện an toàn nhất, việc tập luyện quá sức rất nguy hiểm.

3. Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn phòng ngừa tăng huyết áp (DASH) có thể giảm huyết áp khoảng 14mmHg. Chế độ DASH bao gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các sản phẩm sữa ít béo; Ít chất béo bão hòa và cholesterol.

Để có chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cần:

- Một cuốn “nhật ký ăn uống” để theo dõi các loại thực phẩm bạn đã tiêu thụ, ăn bao nhiêu và trong hoàn cảnh nào. Điều này giúp điều chỉnh chế độ ăn kịp thời.

- Bổ sung đủ Kali trong khẩu phần ăn: Kali làm giảm tác động của natri đối với huyết áp. Nguồn cung cấp Kali tốt nhất là trái cây và rau quả.

- Tạo danh sách những thực phẩm cần thiết trước khi đi chợ/siêu thị để tránh mua thềm đồ ăn vặt.

- Không kiêng cữ quá mức: Mặc dù chế độ ăn DASH là một hướng dẫn ăn uống suốt đời nhưng không có nghĩa là bạn phải cắt giảm tất cả các loại thực phẩm mình yêu thích. Sẽ không ảnh hưởng đến quá trình điều trị nếu thi thoảng bạn ăn thêm chút thức ăn không có trong danh sách này.

4. Giảm natri trong khẩu phần ăn

Ăn ít muối là "chìa khóa" để phòng ngừa tăng huyết áp

Sự giảm nhẹ natri trong khẩu phần ăn có thể làm giảm huyết áp tới 2 – 8mmHg. Chỉ nên ăn tối đa 2.300mg natri mỗi ngày, những người trên 50 tuổi, bệnh nhân đái tháo đường hoặc bị bệnh mạn tính chỉ nên tiêu thụ tối đa 1.500mg.

5. Hạn chế rượu, bia

Rượu, bia hay đồ uống có cồn có cả mặt tốt và mặt xấu đối với sức khỏe. Với lượng nhỏ, nó có khả năng làm giảm huyết áp của bạn xuống 2 - 4 mmHg. Tuy nhiên, tác dụng này sẽ bị mất nếu uống quá nhiều. Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và giảm tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp.

Hãy xem xét giảm dần lượng rượu tiêu thụ vì việc bỏ rượu đột ngột có thể làm tăng huyết áp nặng trong vài ngày.

Không nên chè chén say sưa, điều này sẽ khiến huyết áp tăng nhanh và đột ngột, đồng thời gây ra các vấn đề về sức khỏe khác. Ngoài ra, không nên sử dụng rượu như một cách để giảm huyết áp vì nó có thể mang lại tác dụng xấu nhiều hơn.

Kim Chi H+ (Theo Mayo Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch