Thực phẩm nào làm giảm nồng độ HbA1C?

Làm sao để kiểm soát HbA1C và ngăn ngừa đái tháo đường?

Đường huyết khi đói 6.5mmol/l, HbA1c 6.3% có mắc đái tháo đường chưa?

Đường máu 11.99mmol/l; HbA1c=9.7 nên tiêm insulin hay vẫn dùng thuốc uống?

HbA1c cao nhưng đường huyết thấp có phải bệnh đái tháo đường?

Vai trò của chỉ số HbA1c trong ngăn ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường

HbA1C là gì?

Tế bào hồng cầu chứa protein hemoglobin (Hb) có nhiệm vụ mang oxy đi nuôi cơ quan của cơ thể. Trong máu, các phân tử đường (glucose) được gắn tự nhiên với hemoglobin tạo thành dạng hemoglobin glycated, viết tắt là HbA1c. Lượng glucose liên kết với loại protein này có tỷ lệ thuận với lượng đường trong máu. Vì vậy xét nghiệm chỉ số HbA1C có thể phản ánh mức độ đường huyết trung bình của một người trong khoảng thời gian 2 – 3 tháng, và là căn cứ để bác sỹ chẩn đoán một người có thể bị mắc đái tháo đường hay không.

Nguyên nhân nào làm tăng HbA1C?

Khi HbA1C tăng cao, bạn có thể có nguy cơ bị đái tháo đường

Bên cạnh nguyên nhân chính do lượng đường trong máu tăng cao thì một số loại thiếu máu liên quan đến quá trình sản xuất hemoglobin bị suy giảm hoặc tuổi thọ của hồng cầu kéo dài hơn, thiếu máu do thiếu sắt, folate hay vitamin B12 cũng có thể làm tăng nồng độ HbA1C. Điều này giải thích tại sao một số người không có tiền sử về bệnh đái tháo đường cũng có thể có chỉ số HbA1C tăng cao.

Ngoài ra, tăng nồng độ HbA1C còn có thể xảy ra ở phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối thai kỳ và người mắc một số bệnh về thận.

Làm sao để kiểm soát HbA1C?

Việc xác định chính xác nguyên nhân khiến nồng độ HbA1C tăng cao sẽ giúp bác sỹ đưa ra những biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu nguyên nhân chính gây ra tình trạng đó là do hàm lượng đường trong máu cao thì bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn có thể kiểm soát nồng độ HbA1C thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

1. Các loại trái cây

Trước tiên các bạn cần nhớ, việc uống nước ép trái cây và ăn trái cây có tác động hoàn toàn khác nhau. Các loại trái cây tươi có chứa hàm lượng chất xơ và chất xơ hòa tan, giúp làm chậm quá trình hấp thu đường của cơ thể, do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Trong khi đó, nước ép trái cây lại làm mất lượng chất xơ cần thiết này và làm cho đường hấp thụ vào máu một cách trực tiếp và nhanh chóng hơn.

Hơn nữa, trái cây cũng là một nguồn cung cấp giàu các khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sức khỏe. Một số loại trái cây như táo, quả mọng, dưa hấu, dưa bở, việt quất, mâm xôi và bưởi… là những thực phẩm mà bạn nên ăn nếu muốn kiểm soát nồng độ HbA1C của mình.

2. Các loại rau xanh

Ăn nhiều rau xanh có thể giúp kiểm soát HbA1C hiệu quả hơn

Rau xanh cũng chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa, polyphenol, và các hợp chất cần thiết khác giúp làm giảm lượng đường trong máu, HbA1C. 

3. Quế

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần ăn khoảng 1gr quế mỗi ngày kết hợp với các biện pháp chăm sóc hàng ngày cũng có thể giúp làm giảm nồng độ HbA1C ở những người bị đái tháo đường type 2.

4. Không ăn nhiều chất béo

Kiêng chất béo được cho là chế độ ăn tốt cho người đái tháo đường

Chế độ ăn chứa quá nhiều chất béo, được tìm nhiều trong thịt đỏ và các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy, những người đái tháo đường thường được khuyến cáo nên hạn chế ăn thịt đỏ.

Bạn có thể sử dụng thêm một số thực phẩm chức năng được chiết xuất từ khổ qua, dây thìa canh, tường thuật, linh chi,... giúp giảm chỉ số HbA1C, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và các biến chứng.

Trước đây, cá vẫn được cho là một sự lựa chọn thay thế an toàn hơn thịt đỏ đối với người đái tháo đường. Bởi cá có hàm lượng triglycerides thấp và chứa nhiều acid béo omega 3 có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của Mỹ lại cho thấy điều ngược lại, ăn cá cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2. Vì vậy, để an toàn hơn, bạn nên lựa chọn các thực phẩm như sữa chua, sữa chua ít béo hoặc không có chất béo, là một nguồn giàu protein, kẽm và calci.

Để kiểm soát nồng độ HbA1C hiệu quả hơn, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate và chất béo như: Bánh mì trắng, nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh, thịt đỏ, cá, trứng, sữa…

Quang Tuấn H+ (Theo Curejoy)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp làm giảm HbA1C, ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập website http://tdcare.vn/ hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết