Cách giảm đau do viêm khớp

Bệnh viêm không chừa bất kỳ ai

Cách tập luyện tốt nhất cho người bị viêm khớp

Infographic: Những tác dụng kinh điển của rắn hổ mang với bệnh khớp

Viêm khớp vẩy nến nên ăn gì?

Viêm khớp dạng thấp: Không điều trị sẽ tàn phế

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đau và cứng khớp quanh khớp, giảm vận động và chức năng khớp, gây tình trạng viêm, đỏ và yếu cơ. Để giảm đau và tránh viêm khớp tái phát, bệnh nhân nên:

- Tránh hút thuốc lá vì thói quen “phì phèo” này có thể dẫn đến việc phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao.
- Bổ sung acid béo Omega-3 để làm giảm tình trạng sưng và tê cứng khớp. Các loại cá tươi như cá hồi, cá mòi, cá thu và cá cơm là nguồn dồi dào acid béo Omega-3. Nếu  không thích ăn cá, người bệnh có thể thay thế bằng hạt lanh, quả óc chó, hạnh nhân, hạt bí đỏ và thực phẩm chức năng.
- Tuân thủ chế độ ăn uống giàu vitamin C rất cần thiết đối với bệnh nhân viêm khớp. Ăn dâu tây, cam, kiwi, thơm (dứa), súp lơ, bông cải xanh, đậu tây và bắp cải giúp bổ sung hàm lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày.
- Tăng thêm trái cây và rau củ trong chế độ ăn uống mỗi ngày có thể giúp đẩy lùi viêm xương khớp.
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, thay vào đó, chọn ăn nhiều ngũ cốc, rau củ vì nhiều nghiên cứu cho thấy những người theo chế độ ăn uống này hiếm khi mắc bệnh viêm khớp.
- Sản phẩm từ động vật, đặc biệt là sữa, có thể làm nặng thêm các triệu chứng viêm khớp. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm tươi để bổ sung chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm sưng.
- Thêm gừng trong khi chế biến món ăn vì gừng chứa nhiều chất có đặc tính kháng viêm. Hoặc bạn có thể thêm gừng vào tách trà nóng để uống mỗi ngày. Ngoài ra, củ nghệ cũng có tác dụng phòng ngừa viêm khớp.
Tiểu Bắc H+ (Theo Times Of India)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp