Mãi không khỏi trĩ vì thăm bệnh tại "phòng khám Google"

Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất: Đừng quá tin vào bác sỹ Google

Suýt chết vì tưởng mình bị… trĩ

Bi hài chuyện "cửa sau" giờ mới kể

Cách ngừa bệnh trĩ và giảm đau do trĩ

5 điều cần biết về bệnh trĩ

Anh Phạm Thành N. (47 tuổi, Đan Phượng, Hà Nội) phát hiện mình liên tục bị táo bón, đi ngoài ra máu và đau rát hậu môn đã được nửa năm. Vì là bệnh vùng kín nên anh ngại và không nói với ai mà tự mình tìm hiểu trên mạng internet. Qua tìm kiếm trên Google, anh đoan chắc mình đã bị trĩ và bắt đầu tiến hành tự chữa trĩ từ đây.

Theo đúng “chỉ định” của bác sỹ Google, anh lên mạng đặt mua thuốc ngâm thảo dược dạng bột, mỗi gói có giá 20.000 đồng. Làm theo đúng hướng dẫn trên mạng, mỗi gói thuốc anh pha với 3 lít nước ấm và ngâm khoảng 15 phút, mỗi tuần 3 - 4 lần trước khi đi ngủ. Anh làm như vậy được khoảng 2 tuần nhưng không thấy các triệu chứng thuyên giảm nên bỏ không làm nữa. Sau đó, anh lại áp dụng một bài thuốc khác cũng do vị bác sỹ Google đưa ra: Mua rau sam về rửa sạch, giã nát, đắp vào hậu môn mỗi ngày/lần, mỗi lần từ 30 - 60 phút. Anh đắp liền tù tì 2 tuần và cũng thấy giảm đau rát ở hậu môn nhưng không đáng kể. Anh vẫn bị táo bón, chảy máu nhiều nên dừng lại

Không bỏ cuộc, anh search Google điên cuồng hơn và tìm ra một giải pháp mới: Bài thuốc bí truyền chữa bệnh trĩ của người H’Mông Tây Bắc, được quảng cáo là “giải quyết triệt để bệnh trĩ và điều trị từ nguyên nhân gây nên bệnh”. Hiện bài thuốc này được Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc phân phối có giá khoảng 2 triệu - 2,5 triệu đồng sử dụng trong 1 tháng gồm cả thuốc uống và thuốc ngâm. Thuốc uống đã được bào chế sẵn dưới dạng bột tiện cho việc sử dụng không phải đun sắc thuốc.

Bài thuốc tỏ ra hiệu nghiệm khi anh N. đã ít bị táo bón hẳn, giảm đau rát và cơ thể cũng thoải mái hơn. Tuy nhiên, vì xót tiền nên anh chỉ dùng hết 1 tháng thuốc là thôi và rất tin tưởng rằng, căn bệnh trĩ phiền phức sẽ thuyên giảm dần mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, sau gần 1 tuần dừng dùng thuốc, đâu lại hoàn đấy. “Tôi táo bón nặng hơn, đi đại tiện rặn khổ sở lắm, máu dính lại ở phân nhiều hơn trước và còn bị lòi một khối thịt nhỏ ra ngoài hậu môn”, anh N. kể.

Mỗi lần thấy cục thịt quái ác đó, anh N. đều phải lấy tay thụt vào. Đau đớn, bất tiện làm anh đâm ra cáu bẳn, mệt mỏi. Thậm chí, việc quan hệ vợ chồng cũng mất hết cảm hứng khiến nhiều hôm vợ chồng “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. Không thể chịu đựng thêm được nữa, anh từ bỏ bác sỹ Google để đi thăm khám bác sỹ thật ở một phòng khám thật.

Trĩ nội nhẹ điều trị muộn dễ bị tăng cấp độ

Bác sỹ cho biết, anh N. đang ở giai đoạn trĩ độ 2. Nếu như trĩ độ 1 ban đầu chảy máu rất kín đáo rồi dần dần máu chảy thành tia/giọt, thì việc điều trị khá dễ dàng. Nếu búi trĩ chưa bị sa ra ngoài thì người bệnh có thể đi khám và bác sỹ sẽ hướng dẫn điều trị nội khoa và thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt để tránh táo bón một thời gian sau bệnh sẽ dần dần giảm đi và tự khỏi. Tuy nhiên, nếu búi trĩ sa ra ngoài phát triển lên tới độ 2 rồi thì ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, bệnh nhân sẽ có thể phải điều trị thêm bằng thủ thuật: Thắt vòng cao su, chích xơ..., thậm chí là phải phẫu thuật, chứ không thể chỉ đắp thuốc, ngâm bột là khỏi.

Hiện nay, “Phòng khám” của bác sỹ Google (Google.com) là chốn quen thuộc của nhiều người ghé đến để tự tìm cách chữa bệnh. Vị bác sỹ này “được lòng” nhiều người vì thông tin phong phú, cách chữa bệnh từ Đông y, Tây y đến liệu pháp dân gian truyền miệng đều có đủ. Tuy nhiên, kiến thức trên Google chỉ để tham khảo, người bệnh nên đi khám để bác sỹ chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp, không nên tự mình chẩn bệnh, tự mình kê đơn kẻo rước hoạ vào thân!

Ngoài các phương pháp điều trị thông thường, người bị bệnh trĩ cũng có thể tham khảo để sử dụng các loại thực phẩm chức năng phù hợp trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ vào điều trị trĩ, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh chất xơ để tánh táo bón, tránh ăn những thực phẩm cay nóng hoặc những đồ uống có cồn kích thích: Ớt, cà phê, rượu... 
BT H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ