Cách cứu nguy cho chị em bị khô âm đạo, tìm lại hạnh phúc ái ân

Khô âm đạo là tình trạng khó nói nhưng có thể xảy ra với mọi phụ nữ trong bất kỳ độ tuổi nào

Giải đáp mọi điều về khô âm đạo, nấm âm đạo chị em nào cũng cần biết

Bị khô âm đạo, mất ham muốn tình dục phải làm gì?

“Cô bé” bị tổn thương - nỗi ám ảnh chẳng ai dám ngỏ

Đừng quá chủ quan với bệnh khô âm đạo

Nguyên nhân gây khô âm đạo:

Hormone estrogen giảm

Estrogen là một hormone cần thiết để giữ cho các mô âm đạo khỏe mạnh. Hormone này giúp duy trì sự bôi trơn âm đạo, cơ âm đạo co giãn đàn hồi, giữ cho độ pH âm đạo luôn ở mức cân bằng tránh viêm nhiễm. Vì vậy, khi mức độ estrogen suy giảm, niêm mạc âm đạo trở nên mỏng và kém đàn hồi hơn, âm đạo cũng sản xuất ít chất bôi trơn tự nhiên hơn kể cả có kích thích.

Lượng estrogen thường bị suy giảm trong và sau khi mãn kinh, sau khi sinh và trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị suy giảm estrogen nếu hút thuốc lá, đã phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc từng điều trị ung thư, bị rối loạn miễn dịch…

Suy giảm estrogen là nguyên nhân gây khô âm đạo

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc cũng gây khô âm đạo, như thuốc cảm, thuốc chống trầm cảm, dị ứng, thuốc hóa trị (ví dụ dùng trong điều trị ung thư vú) có thể gây ra tác dụng phụ là khô âm đạo.

Thụt rửa âm đạo

Trái với suy nghĩ khi vệ sinh phải thụt rửa thì bộ phận sinh dục của chị em mới sạch sẽ. Nếu bạn thường thụt rửa âm đạo sẽ phá vỡ độ cân bằng pH âm đạo, khiến tỷ lệ vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu bị mất cân bằng, gây ra viêm nhiễm và khô hạn.

Bệnh tự miễn dịch

Một căn bệnh tự miễn dịch hiếm gặp gọi là hội chứng Sjogren gây khô mắt và miệng cũng có thể gây khô âm đạo.

Giải quyết tình trạng khô âm đạo thế nào?

Nhiều người bị khô âm đạo nhưng ngại không dám mở lời, để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới hạnh phúc gia đình và sức khỏe của bản thân. Bởi khô âm đạo không chỉ gây đau đớn, khó chịu khi quan hệ tình dục mà còn làm tăng nguy cơ gây viêm teo âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm đường tiết niệu

Muốn điều trị khô âm đạo, cần xác định chính xác nguyên nhân nào gây khô để từ đó loại trừ và cải thiện dần. Cơ quan sinh dục rất cần được vệ sinh sạch sẽ, nhưng chị em tuyệt đối không nên thụt rửa âm đạo bằng các sản phẩm có chất hóa học (nước rửa phụ khoa, xà phòng, sữa tắm…). Nếu nghi ngờ các loại thuốc đang dùng gây khô âm đạo, hãy nói chuyện với bác sỹ để tìm loại thuốc thay thế.

Trong trường hợp khô âm đạo do sụt giảm hormone estrogen gây ra thì lựa chọn điều trị phổ biến là sử dụng liệu pháp hormone thay thế dạng thuốc. Liệu pháp này có nhiều dạng như thuốc uống, kem bôi viên đặt. Tuy nhiên, liệu pháp này có tác dụng phụ là gây tăng cân, giữ nước, buồn nôn, đau đầu, đau vú, tăng nguy cơ đột quỵ, huyết khối, ung thư vú và ung thư buồng trứng…

Nếu không muốn sử dụng liệu pháp này, chị em có thể sử dụng chất bôi trơn gốc nước để tăng thêm độ ẩm cho niêm mạc âm đạo. Hiệu quả của biện pháp này có thể kéo dài trong nhiều giờ - là lựa chọn tốt giúp giảm cảm giác khó chịu khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, bổ sung thêm các thực phẩm chứa phytoestrogen như đậu nành, hạt lanh, dưa chuột, khoai lang, sữa chua… cũng giúp giảm khô âm đạo và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa.

Bổ sung thêm Pregnenolone – tiền hormone sinh dục giúp kích thích cơ thể tự sản sinh estrogen thiếu hụt – từ các sản phẩm thực phẩm chức năng là biện pháp đơn giản, giúp phòng ngừa khô âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa. Ưu điểm của biện pháp này là không gây tác dụng phụ, có hiệu quả lâu dài, nên được đông đảo chị em tín nhiệm và áp dụng. 

Anh Nguyễn H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa