Lở loét miệng nhanh đỡ nhờ thực phẩm và TPCN

Giảm lở miệng bằng cách ăn uống, vitamin & TPCN

Tưởng vết loét miệng, hóa ra ung thư lưỡi

Viêm loét miệng – làm sao để nhanh khỏi?

Bị loét miệng nên bổ sung vitamin gì?

Bài thuốc chữa bệnh viêm loét miệng

Nếu nghĩ bệnh lở môi, loét miệng là vì thiếu vệ sinh răng miệng thì bạn đã sai rồi, vì có ở sạch bao nhiêu vẫn bị bệnh như thường. Thực tế, bệnh do virus Herpes (Herpes Simplex Virus - HSV) gây ra. Nhiều người cho rằng, Herpes chỉ lây nhiễm qua đường tình dục, nhưng thực tế, virus Herpes còn gây bệnh cả quanh miệng, môi, ngón tay và một số nơi khác.

Lở loét miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Có khi do đau rát, xót, khó chịu, nó còn gây mất ngủ hay rối loạn tiêu hóa. Đối với trẻ em khi bị lở miệng dễ quấy khóc và không chịu ăn nên có thể dẫn đến tình trạng sút cân, suy dinh dưỡng.

Mầm bệnh Herpes luôn có sẵn trong vòm miệng của mỗi người, chỉ chờ cơ hội tấn công khi sức đề kháng cơ thể suy yếu

Tần số xuất hiện của bệnh vì thế bao giờ cũng tỷ lệ nghịch với sức đề kháng. Chính vì vậy, những thực phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN) dưới đây sẽ giúp bạn phần nào phòng và chống được chứng lở loét miệng phiền phức: 

1. Thực phẩm probiotics

Probiotics là những vi sinh vật sống mà khi tiêu thụ vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi về mặt sức khỏe cho người sử dụng. Nó đóng vai trò chính trong duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh: Ngăn cản sự thâm nhập và phát triển vi sinh vật gây bệnh, tăng sức đề kháng tự nhiên với các bệnh truyền nhiễm...

Ăn nhiều thực phẩm giàu probiotics như: Sữa chua, kombucha, kim chi, dưa bắp cải, thực phẩm muối chua, Kefir, pho mát mềm... có thể tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch, ổn định hệ vi sinh đường ruột và tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.

Ngoài việc được tìm thấy trong các loại thực phẩm, probiotics có thể được bổ sung qua TPCN dạng viên nang, viên nén, dạng bột và dạng lỏng hay các loại sữa chứa lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus. Đây là cách tăng cường vi khuẩn có lợi trong đường ruột nhanh chóng và đơn giản, tuy nhiên hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia sức khoẻ trước khi sử dụng.

Nên bổ sung probiotics ngay trước khi ăn hoặc bạn có thể sử dụng luôn trong bữa ăn. Các thực phẩm trong dạ dày sẽ tạo môi trường tốt nhất cho probiotics phát huy tối đa tiềm năng.

2. Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E có khả năng phục hồi vùng da bị tổn thương, làm giảm viêm và có tính chống oxy hóa nên nó có thể giúp làm dịu, giảm đau, khó chịu do các vết loét gây ra.

Vì vitamin E tốt cho sức khoẻ, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ bị bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư, xơ vữa mạch máu cho nên nhiều người bổ sung với liều cao. Tuy nhiên, để sử dụng viatmin E an toàn, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng trước. Cũng nên lưu ý rằng không được dùng liều cao vitamin E cho những người thiếu vitamin K do hấp thụ kém hoặc đang điều trị chống đông máu. 

Vitamin E có thể được cung cấp dưới dạng viên nang uống và những thực phẩm có nhiều vitamin E là: Quả hạnh nhân, rau chân vịt, khoai lang, quả bơ, hạt hướng dương, dầu olive, rau lá xanh đậm, đậu đỗ, mầm lúa mì, dâu tây, đào, lòng đỏ trứng, gan... Bạn cũng có thể lấy dầu vitamin E bôi trực tiếp lên chỗ loét 4 - 5 lần/ngày, áp dụng khoảng 2 - 4 ngày sẽ cho kết quả khả quan.

3. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C cũng giúp bảo vệ cơ thể chống lại những "kẻ xâm lược". Bạn cũng có thể ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, quýt, ớt đỏ, ớt xanh, rau lá xanh đậm, dâu tây, bưởi, kiwi... hoặc các loại TPCN, C sủi khác.

4. Bổ sung kẽm

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể để duy trì sức khỏe, giảm viêm và tăng cường khả năng miễn dịch. Bạn có thể dễ dàng tìm các sản phẩm dược phẩm cung cấp kẽm, bao gồm: Viên nén, siro, gel và viên nang. Những loại TPCN có thể chứa kẽm ở dạng: Kẽm gluconate, kẽm sulfat và kẽm acetate.

Ngoài ra, kem bôi ngoài da kẽm oxyde/glycine cũng là một cách giảm viêm nhiễm Herpes hiệu quả.

Bạn cũng có thể tận dụng những lợi ích của kẽm và tránh thiếu kẽm, giảm nguy cơ bị lở loét miệng bằng các loại thực phẩm như: Đậu xanh, hạt điều, hạt bí ngô, sữa chua, thịt gà, trứng, cá hồi, nấm...

5. Đưa L-lysine

Theo các nhà dinh dưỡng học, một người bình thường cần 1gr L-lysine mỗi ngày. Nhưng đây là vi chất cơ thể không tự tổng hợp được mà cần được bổ sung qua thực phẩm. L-lysine có thể hỗ trợ điều trị Herpes tự nhiên qua cả đường uống và bôi trực tiếp lên da.

Bạn có thể ngăn chặn virus Herpes phát triển hay tái phát với 1gr L-lysine chia ra dùng 3 lần/ngày và ăn thức ăn có chứa L-lysine như: Các loại đậu, cá, gà tây, thịt gà, rau lá xanh đậm...

Phòng ngừa lây nhiễm

Herpes rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp nên bạn cần lưu ý những điều sau:

Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác.

Không dùng chung bàn chải đánh răng, ly uống nước, khăn lau mặt, son môi, bát đũa...

Không dùng tay trần sờ vào vết loét.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp