Cách chọn TPCN nhập khẩu an toàn

"USP", "NSF" và “Consumer Lab” - ba dấu xác nhận chất lượng TPCN nhập khẩu

TPCN "nhà làm": Kê toa trường thọ

Cách nhận biết TPCN ngoại chính hãng

Cách chọn vitamin tổng hợp

4 nguyên tắc bổ sung vitamin D

Vậy làm thế nào để chọn được thực phẩm chức năng nhập khẩu an toàn? Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bạn:

1. Tìm kiếm chứng nhận "USP", "NSF" hoặc “Consumer Lab” trên nhãn

Hội đồng Trách nhiệm Dinh dưỡng (Council for Responsible Nutrition) khuyến cáo người tiêu dùng nên tìm kiếm con dấu chất lượng hoặc chứng nhận của bên thứ ba như USP (United States Pharmacopeia – Dược điển Hoa Kỳ), NSF International hoặc Consumer Lab. Những sản phẩm này đã trải qua chứng nhận nghiêm ngặt để đảm bảo các thành phần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

2. Tìm hiểu thông tin về thành phần

Nếu khả năng tiếng Anh của bạn tốt, bạn có thể tra cứu thành phần của sản phẩm trên website của văn phòng TPCN, Viện Y khoa Hoa Kỳ (http://ods.od.nih.gov/). Trang web này cung cấp đầy đủ các thông tin, bằng chứng khoa học về độ an toàn và hiệu quả của các thành phần thường có trong TPCN.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi quyết định mua sản phẩm.

Nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi quyết định mua TPCN

3. Đọc tỷ lệ phần trăm của thành phần chính

Mỗi chiết xuất có một tiêu chuẩn quy định về tỷ lệ hợp chất. Ví dụ: Chiết xuất St. John Wort sẽ chứa 0,3% hypericin hoặc 1-3% hyperforin, chiết xuất rễ cây nữ lang (valerian root) sẽ có 0,5 - 1% acid valerian. Trước khi quyết định mua sản phẩm, hãy “thuộc lòng” các tiêu chuẩn này và đối chiếu với tỷ lệ được ghi trên bao bì.

4. Đối với thảo dược: Xác định phần nào của cây được sử dụng

Rễ, hoa hoặc lá cây, mỗi phần lại có điểm mạnh khác nhau và cách sử dụng khác nhau. Một nhà sản xuất có trách nhiệm sẽ ghi rõ điều này trên bao bì sản phẩm. Hãy đảm bảo phần cây được sử dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

5. Đừng quá tin vào đất nước sản xuất

Nhiều người cho rằng mua TPCN có xuất xứ ở Đức sẽ an toàn hơn bởi vì tại đây, các khâu sản xuất TPCN được kiểm soát nghiêm ngặt như sản xuất thuốc. Tuy nhiên, theo TS. Tod Cooperman – Chủ tịch của ConsumerLab.com – Công ty Kiểm nghiệm TPCN độc lập, điều này chưa hẳn đã đúng.

Làm thế nào để chọn được TPCN nhập khẩu an toàn?

Hầu hết TPCN được sản xuất tại Mỹ nhưng nguyên liệu lại đến từ khắp nơi trên thế giới, phổ biến nhất là Trung Quốc. Quy trình sản xuất TPCN có thể được đảm bảo nhưng nguyên liệu thì không.

Theo thống kê của Hiệp hội TPCN Việt Nam, trong năm 2013, thực phẩm chức năng nhập khẩu chiếm 80,55%.

6. “Tỉnh” trước những quảng cáo thồi phồng sự thật

TPCN không có công dụng “điều trị, chữa bệnh hoặc giảm nhẹ bệnh” và không được phép quảng cáo như vậy, theo Steve Mister – CEO của Hội đồng Trách nhiệm Dinh dưỡng.

7. Không mua những sản phẩm quá rẻ

Một loại TPCN tốt thường phải chi trả nhiều hơn cho công nghệ sản xuất và nguyên liệu chất lượng. Đó là lý do không nên chọn một sản phẩm có giá quá rẻ (so với sản phẩm có công dụng tương đương). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là “càng đắt càng tốt”.

“Khảo sát của chúng thôi cho thấy một số sản phẩm có giá cao nhất lại có chất lượng tồi tệ nhất”, Cooperman cho biết.

Nếu cảm thấy các gợi ý trên quá khó để thực hiện, bạn có thể lựa chọn TPCN thương hiệu Việt - sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.

Kim Chi H+ (Theo today.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng