Trẻ bị viêm phế quản phải chăm sóc thế nào?

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản đúng cách có thể giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn

Các biện pháp dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản

Trẻ bị viêm đường hô hấp dưới khi nào nên đi khám?

Nhiệt độ ngày - đêm chênh lệch cao: Trẻ nhập viện 3 lần/tháng vì viêm phổi

Chữa viêm phế quản đơn giản bằng rau diếp cá

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, dẫn đến viêm nhiễm đường dẫn khí (phế quản) đến phổi. Thủ phạm phổ biến nhất gây viêm phế quản ở trẻ em là virus, nhưng cũng có thể do vi khuẩn, dị ứng và các chất kích thích như: Khói thuốc lá, khói, bụi… gây ra.

Những đối tượng được cho là có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản là: Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ bị còi xương, sinh non, suy dinh dưỡng, hen suyễn, dị ứng, suy giảm miễn dịch hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác như: Ho gà, cúm, sởi... 

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Trẻ em bị viêm phế quản có thể gặp các triệu chứng sau: Ho khan hoặc có đờm (có thể màu vàng, xanh lá cây hoặc trắng), khó thở, đau ngực, ớn lạnh, chảy nước mũi, khò khè, đau họng và sốt nhẹ.

Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng của bệnh viêm phế quản, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được bác sỹ chẩn đoán, điều trị sớm.

Bệnh viêm phế quản có thể không cần phải nằm viện, vì vậy, việc chăm sóc trẻ tại nhà thế nào để trẻ nhanh khỏi bệnh là vô cùng quan trọng. 

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà

- Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh: Việc lựa chọn thuốc điều trị cho trẻ viêm phế quản còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và cần phải có sự chỉ định của bác sỹ. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không nên tự mua thuốc kháng sinh điều trị cho con tại nhà. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản do virus.

- Lưu ý khi dùng thuốc giảm ho: Ngoài ra, ho là phản xạ tốt nhất để tống xuất đờm, dịch nhầy ra khỏi đường thở, làm thông thoáng đường thở. Vì vậy mẹ cũng nên nhớ không tự ý cho trẻ uống thuốc giảm ho khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

- Nghỉ ngơi: Hãy để trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, chú ý giữ ấm, hạn chế đi ra ngoài, tránh xa bụi, khói và khói thuốc lá.

- Bổ sung nước: Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung điện giải bằng cách uống oresol.

- Vệ sinh mũi, họng: Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và miệng cho trẻ, tuy nhiên hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi làm điều này.

- Chú ý khi trẻ ngủ: Có thể cho trẻ ngồi hoặc ngủ ở tư thế thẳng đứng, để giảm bớt các vấn đề về hô hấp.

Quang Tuấn H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ