Một số tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc điều trị bệnh Parkinson

Lạm dụng các loại thuốc điều trị như Levodopa, Carbidopa… có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Bổ sung vitamin B12 có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson

Những câu hỏi thường gặp nhất về bệnh Parkinson

Lượng calci trong não có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh Parkinson

Vài lời khuyên giúp người bệnh Parkinson mặc quần áo dễ dàng hơn

Người bệnh Parkinson nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu như trầm cảm, mất ngủ, hạ huyết áp, khô da, táo bón, hội chứng chân không nghỉ, gặp khó khăn khi nuốt... Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc điều trị Parkinson:

Ảo giác

Ảo giác là tình trạng người bệnh Parkinson có thể nhìn thấy các hình ảnh, hoặc nghe thấy những âm thanh không có thật. Nhiều loại thuốc điều trị bệnh Parkinson có thể gây ra sự mất cân bằng dopamine, làm tăng hoạt động của dopamine lên quá mức cần thiết, từ đó gây ra ảo giác. Những người bệnh Parkinson bị ảo giác do tác dụng phụ của thuốc điều trị sẽ phải dùng thêm thuốc chống rối loạn thần kinh để khắc phục tình trạng này.

Ảo giác là một tác dụng phụ thường gặp do lạm dụng thuốc điều trị bệnh Parkinson

Rối loạn vận động

Rối loạn vận động là tình trạng cơ thể có những cử động không tự nguyện. Điều này có thể xảy ra khi bạn sử dụng thường xuyên, lâu dài các loại thuốc điều trị Parkinson.

Các rối loạn vận động có thể xuất hiện cả ở các chuyển động đột ngột và các chuyển động chậm chạp. Các rối loạn vận động này có thể gây đau đớn về mặt thể chất, gây khó chịu và làm tăng nguy cơ trầm cảm cho người bệnh Parkinson.

Để khắc phục các chuyển động không tự nguyện, người bệnh Parkinson có thể phải uống thêm một số loại thuốc khác, hoặc thực hiện phẫu thuật kích thích não sâu.

Giảm tác dụng cuối liều (Wearing off)

Nhiều người bệnh Parkinson dùng thuốc trong thời gian dài nhận thấy rằng, tới một thời điểm nào đó, các loại thuốc mình dùng sẽ bị giảm tác dụng, không thể duy trì cho đến liều tiếp theo.

Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách kiểm soát thời gian dùng thuốc, thay đổi loại thuốc hoặc sử dụng thêm một loại thuốc giúp kéo dài tác dụng của dopamine. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ nếu muốn thay đổi liệu trình dùng thuốc.

Phải làm gì khi gặp phải các tác dụng phụ này?

Nếu nhận thấy mình đang gặp phải các tác dụng phụ nói trên, hãy ngay lập tức thông báo với bác sỹ. Bác sỹ có thể xem xét giảm liều dùng thuốc hoặc cho bạn dùng một loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

Trong trường hợp thuốc điều trị không thể thay thế, bạn sẽ phải dùng thêm các loại thuốc khác để kiếm soát các phản ứng phụ không mong muốn. Nếu không muốn sử dụng thuốc, bạn có thể hỏi bác sỹ về lựa chọn phẫu thuật, giúp kiểm soát các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp…

Các phẫu thuật điều trị bệnh Parkinson thường khá tốn kém. Do đó, nếu chưa có điều kiện phẫu thuật, bạn có thể tham khảo, dùng thêm các sản phẩm chức năng hỗ trợ chuyên biệt giúp làm giảm run chân tay và các triệu chứng khác của bệnh. Ngoài tác động an thần, trấn tĩnh, giảm co cứng cơ khớp, các thảo dược Thiên ma, Câu đằng còn gián tiếp làm tăng lượng dopamin nội sinh, làm chậm quá trình phân giải dopamine, từ đó giúp tăng hiệu lực của thuốc điều trị và ngăn ngừa tình trạng nhờn thuốc hay hiện tượng cuối liều.

Vi Bùi H+ (Theo Verywell)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ các chứng run (run chân tay, cầm, nắm, đi đứng run rẩy, nói run run) ở người cao tuổi, trong bệnh và hội chứng Parkinson, do rối loạn thần kinh thực vật, run vô căn, run sau tai biến mạch máu não

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh