Báo động: Có thêm 5 vạn người bị Parkinson trên toàn thế giới mỗi năm

Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh gây run tay chân, cứng cơ bắp… rất khó chịu

Đây là cách bệnh Parkinson ảnh hưởng tới cuộc sống của tôi

Liệu pháp kích thích não sâu giúp gì cho người bệnh Parkinson?

Một số loại thuốc chính trong điều trị bệnh Parkinson

Một số tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc điều trị bệnh Parkinson

Trong Tuần lễ Nhận thức về Bệnh Parkinson do Công ty GSK (Pakistan) tài trợ, các nhà thần kinh học hàng đầu đã đưa ra các báo cáo, số liệu quan trọng về bệnh Parkinson. Theo đó, mỗi năm có khoảng 50.000 người mới được chẩn đoán bệnh Parkinson.

GS.TS. Qasim Bashir từ Đại học CMH Lahore (Pakistan) cho biết: “Những người trên 60 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao nhất. Tuy nhiên, căn bệnh đang ngày càng “trẻ hóa” với khoảng 15% những người mắc bệnh được chẩn đoán trước độ tuổi 50”.

Bệnh Parkinson có xu hướng ngày càng "trẻ hóa"

GS.TS. Qasim Bashir cũng cho biết rằng, hiện đã có nhiều biện pháp điều trị có thể làm giảm các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp, mất thăng bằng… cho người bệnh Parkinson. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, Parkinson là một bệnh mạn tính không thể được chữa khỏi hoàn toàn, việc sử dụng thuốc chỉ làm chậm lại quá trình tiến triển bệnh.

TS. Amer Ikram tại Bệnh viện Lahore (Pakistan) nhấn mạnh rằng: “Việc chẩn đoán sớm và điều trị có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson. Do đó, việc truyền bá những kiến thức đơn giản nhất về bệnh thoái hóa thần kinh Parkinson tới mọi người dân là rất quan trọng”.

Về nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson, TS. Amer Ikram nói: “Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh Parkinson. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, rối loạn gene và tình trạng ô nhiễm môi trường có thể là nguyên nhân gây bệnh”.

Trên thực tế, Parkinson có thể xảy ra do não bộ mất đi một số tế bào thần kinh trong vùng chất đen. Khu vực này là nơi sản sinh ra dopamine - một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp vận chuyển các tín hiệu điều khiến vận động trong não bộ. Thiếu hụt dopamine có thể ảnh hưởng tới quá trình truyền tín hiệu, gây ra các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp và khiến người bệnh Parkinson gặp khó khăn khi di chuyển.

Bệnh Parkinson cũng liên quan đến nhiều rối loạn tâm thần như lo lắng, rối loạn giấc ngủ… Trong số đó, chứng trầm cảm là tình trạng thường gặp nhất ở người bệnh Parkinson.

Do vẫn chưa có các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Parkinson một cách chính xác, các bác sỹ sẽ phải dựa vào tiền sử sức khỏe của người bệnh, cũng như thực hiện một số kiểm tra cụ thể. 

Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nam giới có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với nữ giới. Tốt hơn hết, nếu thấy bản thân có các triệu chứng như run tay chân, cứng cơ bắp, khó khăn khi vận động, dễ mất thăng bằng… hãy nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất.

Vi Bùi H+ (Theo Nation)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Đây là cách bệnh Parkinson ảnh hưởng tới cuộc sống của tôi - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già