Các dạng dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em

Có nhiều dạng dị tật tim bẩm sinh ở trẻ, phụ thuộc vào vị trí dị tật.

Các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ

Mẹ bầu bổ sung đủ acid folic, bé giảm nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh

Bé bị bệnh tim bẩm sinh liệu có thể tiêm ngừa vaccine?

Tim bẩm sinh: Chữa muộn mất con

Lỗ hổng trong tim

Khiếm khuyết ở vách ngăn tâm thất: Lỗ hổng trên vách ngăn chia 2 buồng tâm thất làm máu chảy từ tâm thất trái sang tâm thất phải. Trong trường hợp lỗ hổng lớn, quá nhiều máu chảy từ tâm thất trái có thể gây tăng huyết áp ở phía bên phải của tim. Nó làm cho tim hoạt động khó khăn hơn và có thể dẫn đến suy tim.

Khiếm khuyết ở vách ngăn tâm nhĩ: Nó là một lỗ hổng trên vách ngăn giữa 2 buồng trên (tâm nhĩ) của trái tim. Vì có lỗ hổng này, máu giàu oxy đi từ tâm nhĩ trái sang tâm nhĩ phải, thay vì đi xuống tâm thất trái. Máu giàu oxy hòa lẫn với máu đã khử oxy, vì vậy không đủ lượng oxy lưu thông trong cơ thể của trẻ.

Khiếm khuyết ở vách ngăn tâm nhĩ.

Còn ống động mạch: Tình trạng này xảy ra khi có sự pha trộn máu do tồn tại lỗ thông giữa động mạch phổi và động mạch chủ. Khiếm khuyết này có thể được xác định bởi tiếng thổi tim.

Hẹp van hoặc bất thường van làm hạn chế lưu lượng máu

Hẹp van động mạch phổi: Trong trường hợp này, van cho phép máu đi từ tâm thất phải vào động mạch phổi bị dày, cứng lại, hoặc dính vào nhau khiến cho van không thể mở hoàn toàn. Điều này làm cho tim phải bơm mạnh hơn để máu có thể đi vào động mạch phổi. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và có dấu hiệu thở nặng nề. 

Hẹp van động mạch chủ: Van động mạch chủ bị hẹp ảnh hưởng tới lượng máu chảy từ tâm thất trái vào động mạch chủ. Tình trạng này nếu nghiêm trọng, trẻ sẽ phải làm phẫu thuật sửa van, nong van hoặc thay van.

Hẹp van động mạch chủ.

Dị dạng van tim 3 lá: Van 3 lá (van phân cách tâm nhĩ phải và tâm thất phải) bị biến dạng khiến máu chảy ngược lại vào trong tâm nhĩ thay vì đi đến phổi. Trong trường hợp nặng, trẻ cần được phẫu thuật để sửa lại van.

Hẹp van động mạch phổi: Van động mạch phổi điều hòa lưu lượng máu từ tâm thất phải đến phổi bị dị dạng. Tùy thuộc vào mức độ dị tật mà bệnh có các phương pháp điều trị khác nhau như thông tim, phẫu thuật tim hở, ghép tim,…

Mạch máu bất thường

Chuyển vị của các động mạch lớn: Đây là một bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng khi 2 động mạch chính - động mạch phổi và động mạch chủ bị đổi vị trí. Trong trường hợp này, máu giàu oxy không đến được các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến da có màu xanh nhạt, trẻ bị khó thở. Phẫu thuật phải được thực hiện ngay sau sinh vì tình trạng này có thể gây tử vong trong vòng 6 tháng.

Hẹp eo động mạch chủ: Đây là một tình trạng chiếm từ 5-8% của tất cả các trường hợp dị tật tim bẩm sinh. Thành động mạch chủ dày gây hẹp động mạch chủ. Hẹp eo động mạch chủ gây ra tăng huyết áp, yêu cầu trẻ cần phải được theo dõi lâu dài trong cuộc sống. Tuy nhiên, những tiến bộ đáng kể trong kỹ thuật phẫu thuật đã phát triển tới mức gần như không có trường hợp tử vong do tình trạng này.

Hội chứng thiểu sản tim trái: Đây là một dị tật khi phía bên trái của tim không phát triển đúng cách. Vì vậy, tim không thể bơm máu giàu oxy tới các bộ phận cơ thể một cách hiệu quả.

Sự kết hợp của các dạng dị tật tim

Tứ chứng Fallot: Đây là một tình trạng hiếm gặp, là sự kết hợp của 4 dị tật tim: Thông liên thất, hẹp van và động mạch phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa (động mạch chủ phát sinh từ cả hai tâm thất thay vì chỉ bắt đầu từ tâm thất trái như bình thường) , và phì đại thất phải (dày lên của thành tâm thất phải). Trẻ em bị tứ chứng Fallot thường có da, móng, môi tím tái và dễ bị mệt mỏi.

Trẻ bị tứ chứng Fallot cần được phẫu thuật tim trong vòng 6 tháng đầu đời, và việc chăm sóc y tế sẽ phải được theo dõi suốt đời.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Gợi ý TPCN cho người bị suy tim, hỗ trợ phòng ngừa suy tim:


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch