Các biện pháp tự nhiên giúp giảm acid uric

Tinh thể acid uric tích tụ tại các khớp xương có thể gây nên bệnh gout

Khó tiêu, đau dạ dày, trào ngược acid dùng thuốc không đỡ phải làm sao?

Quy tắc số 4 tránh tình trạng trào ngược acid dạ dày

Bà bầu cần bổ sung acid folic để ngăn ngừa béo phì cho bé

Thừa acid dạ dày có được ăn trái cây họ cam quýt?

Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống của bạn chứa nhiều các loại thực phẩm chứa purine, hoặc thận không thể loại bỏ acid uric có thể dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu hoặc dẫn đến bệnh gout.  

Điều chỉnh chế độ ăn

Để kiểm soát nồng độ acid uric, bạn nên tránh các loại thực phẩm giàu purine (chất hóa học chịu trách nhiệm hình thành acid uric trong máu). Thịt đỏ, hải sản, thịt nội tạng và một số loại đậu thường chứa lượng purine cao. Bạn cũng nên tránh các loại carbohydrate tinh chế và các loại rau như măng tây, đậu Hà Lan, nấm và súp lơ…

Những loại thực phẩm giàu purine

Uống nhiều nước

Bạn nên uống nhiều nước vì nước làm loãng nồng độ acid uric trong máu, kích thích thận hoạt động để đào thải acid uric ra khỏi bàng quang. Nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào cân nặng cơ thể của bạn.

Tránh fructose

Các loại thức uống trái cây và đồ uống chứa nhiều fructose là hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe. Trong một bài báo được đăng tải trên tạp chí Arthritis Today, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người đàn ông uống nhiều nước giải khát chứa fructose có nhiều nguy cơ mắc gout.

Hạn chế uống rượu

Rượu làm gia tăng tình trạng mất nước trong cơ thể. Do đó, bạn nên hạn chế uống rượu, đặc biệt là khi ăn cùng các loại thực phẩm chứa hàm lượng purine cao.

Rượu làm tăng tình trạng mất nước trong cơ thể

Giảm viêm

Để giảm nồng độ acid uric, những chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyên nên ăn quả anh đào, việt quất và dâu tây hàng ngày. Hợp chất bromelain được tìm thấy trong dứa cũng là enzyme tiêu hóa có đặc tính chống viêm. Cần tây cũng là một dạng thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp kiềm hóa máu và giảm tình trạng viêm.

Trọng lượng cơ thể

Việc tăng cân có thể làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu, nhưng giảm cân quá nhanh cũng là một yếu tố nguy cơ. Nếu bạn đang thừa cân, hãy chú ý giảm cân từ từ để ngăn chặn sự gia tăng nồng độ acid uric trong máu.

Hoài Thương H+ (Theo Livestrong.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu