Các biện pháp dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên để điều trị viêm phế quản

Người bị viêm phế quản mạn tính nên ăn gì?

Vì sao trẻ ho cả tháng không khỏi?

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì bệnh nhanh lùi xa?

Trẻ đang bị viêm phế quản có nên tiêm phòng?

Khi bị viêm phế quản, bệnh nhân thường ho dai dẳng, có đờm dẫn đến đau ngực và thở khò khè. Ngoài ra, có thể có thêm các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau họng, sốt, đau nhức cơ thể, nôn mửa và tiêu chảy.

Để điều trị viêm phế quản, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Gừng

Không chỉ giúp điều trị cảm lạnh, gừng còn giúp ích với những người bị viêm phế quản. Gừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, từ đó làm giảm sưng, viêm nhiễm phế quản.

Cách làm: Cho ½ thìa canh gừng băm nhỏ cùng chút quế và đinh hương vào một cốc nước nóng, khuấy đều và uống hỗn hợp này trong vài ngày cho đến khi giảm ho. Hoặc bạn có thể pha trà gừng bằng cách thêm 1 thìa cà phê bột gừng và hạt tiêu đen vào cốc nước nóng. Để nguội vài phút rồi cho thêm mật ong và uống. Uống 2 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Tỏi

Tỏi có tính kháng khuẩn mạnh, giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp.

Cách làm: Bóc 3 tép tỏi, đun sôi cùng 1 cốc sữa. Uống hỗn hợp này vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Hành tây

Hành tây có tác dụng làm long đờm, ngăn chặn sự tích tụ của dịch nhầy hiệu quả.

Cách làm: Bạn có thể uống nước ép hành tây mỗi buổi sáng hoặc thêm hành tây vào các món salad và các món ăn khác.

Tinh dầu bạch đàn

Tinh dầu bạch đàn có tác dụng làm loãng dịch nhầy gây tắc nghẽn trong đường hô hấp. Ngoài ra, dầu bạch đàn còn có tính kháng khuẩn giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả.

Cách làm: Thêm vài giọt tinh dầu bạch đàn vào bát nước đun sôi. Dùng khăn sạch trùm kín đầu và bát nước rồi hít hơi nước bốc lên. Nếu không có tinh dầu bạch đàn bạn có thể thay thế bằng tinh dầu cây chè.

Nước muối

Dùng nước muối để súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn, virus trong miệng và họng.

Cách làm: Cho 1 thìa muối vào một cốc nước ấm, khuấy đều và súc miệng hàng ngày.

Mật ong

Cách tốt nhất để làm giảm ho do viêm phế quản là dùng mật ong. Mật ong giúp kháng virus, kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và tăng cường hệ miễn dịch.

Cách làm: Thêm 1 thìa mật ong vào tách trà và uống hàng ngày. Hoặc bạn có thể thêm mật ong cùng chút nước cốt chanh vào cốc nước ấm, khuấy đều và uống hàng ngày.

Hạt vừng

Hạt vừng có tác dụng tiêu đờm, dịch nhầy và giảm đau ngực liên quan đến viêm đường hô hấp.

Cách làm: Hòa ½ thìa cà phê bột hạt vừng với 2 thìa canh nước và uống 2 lần/ngày.

Nghệ

Đặc tính chống viêm của nghệ đã được chứng minh là có khả năng giảm ho. Nghệ cũng có tác dụng làm long đờm, giúp loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp, hỗ trợ điều trị viêm phế quản.

Cách làm: Pha 1 thìa cà phê bột nghệ với 1 cốc sữa rồi đun sôi. Uống sữa nghệ 2 lần/ngày khi bụng đói để có hiệu quả tốt nhất.

Soup cà chua

Soup cà chua giàu vitamin C, giúp giảm sự hình thành đờm trong cổ họng. Ăn soup cà chua ít nhất 2 lần/ngày để giảm ho do viêm phế quản gây ra.

Nước nóng

Hãy uống nước nóng, ấm thay vì uống nước lạnh. Nước nóng sẽ giúp làm ấm cổ họng. Uống một ly nước ấm bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó chịu ở ngực hoặc trong cổ họng.

Massage bằng dầu mù tạt

Massage ngực nhẹ nhàng với dầu mù tạt trong vài phút sẽ làm giảm tức ngực, giảm ho, giảm sự tắc nghẽn trong phổi.

Cách làm: Lấy vài giọt dầu mù tạt và massage lên ngực trong vài phút.

Muối Epsom

Thêm muối Epsom vào bồn tắm nước ấm cũng giúp các triệu chứng của viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản cấp. 

Khánh Hương H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp