Ca thụ tinh ống nghiệm thành công đầu tiên tại BV Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai triển khai thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

"Thầy lang quê" chữa vô sinh hiệu quả hơn cả thụ tinh ống nghiệm

Các bước thụ tinh ống nghiệm

Mạo hiểm giữ lại buồng trứng để thụ tinh ống nghiệm

Nguồn gen ảnh hưởng phương pháp thụ tinh ống nghiệm

Lấy nhau đã gần 20 năm nhưng vẫn chưa có niềm vui được làm cha, làm mẹ, vợ chồng anh Nguyễn Văn Hạnh (SN 1969) và chị Đặng Thị Nhan (SN 1970), quê tại xã Kỳ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng kiên trì hơn chục năm trời ròng rã điều trị hiếm muộn từ Hải Phòng lên Hà Nội.
Mong ước của anh chị giờ đã trở thành hiện thực. Mới đây, con trai anh chị - bé Nguyễn Chí Thành, nặng 3,5kg đã chào đời khỏe mạnh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại IVF Bạch Mai trong niềm vui mừng khôn xiết của cả gia đình và tập thể y bác sỹ BV Bạch Mai.
Hạnh phúc đã mỉm cười với anh Hạnh và chị Nhan sau một hành trình dài điều trị hiếm muộn (Ảnh: SKĐS)
Hiện nay, tỷ lệ IVF thành công ở các Trung tâm hỗ trợ sinh sản đầu ngành ở Việt Nam khoảng 35 – 50%, tương đương thế giới. Với thế mạnh là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh đầu ngành lớn nhất cả nước, nơi tập trung trí tuệ, các giáo sư, bác sỹ giàu kinh nghiệm của đầy đủ các chuyên khoa sâu như Nội tiết, Thận, Nhi... Công tác Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Bạch Mai cũng đặt mục tiêu tỷ lệ thành công khoảng 35 – 50%.
PGS.TS Lưu Thị Hồng - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) bế cháu bé vừa chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ông nghiệm tại BV Bạch Mai (Ảnh: Hoài Nam)
PGS.TS. Phạm Bá Nha - Trưởng khoa Sản, BV Bạch Mai cho biết: “Số lượng bệnh nhân dễ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm ở Trung tâm chúng tôi không nhiều, đa phần là các bệnh nhân đến từ các trung tâm khác, do đó số bệnh nhân khó đến với chúng tôi rất lớn. Đó là áp lực đối với một cơ sở thành lập sau. Nhận thức được việc này, chúng tôi thực hiện các biện pháp chuẩn chỉ ngay từ đầu và đặt quyết tâm cố gắng tối đa khi thực hiện các ca khó. Trong tháng này, chúng tôi còn thụ tinh trong ống nghiệm thành công cho một phụ nữ đã 45 tuổi”.
IVF Bạch Mai ra đời là một trong những mảnh ghép cuối cùng đưa Bệnh viện Bạch Mai ngày càng hoàn chỉnh với đầy đủ các chuyên khoa sâu, đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của thời đại và thực hiện tiêu chí người Việt Nam không phải ra nước ngoài chữa bệnh.
Việt Nam: 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh

- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất và tỷ lệ vô sinh cao nhất. Cách đây không lâu, nhiều chuyên gia đã lo sợ về một sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, quỹ đạo này đã đảo chiều khá nhanh và ít nhất 60 quốc gia hiện đã có tỷ lệ sinh thấp hơn đáng kể so với mức độ cần duy trì.

- Nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản trung ương và Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta cũng xác định, tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Vấn đề vô sinh đang là một gánh nặng của ngành y tế Việt Nam. Đáng báo động có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30.

- Theo WHO, tỷ lệ vô sinh trên thế giới trung bình từ 6% - 12%. Vô sinh và hiếm muộn đang là thách thức không nhỏ đối với ngành sản khoa. Hiện nay, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, với tỷ lệ thành công từ 30 đến 40%.
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội